SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Cash_register Đăng ký
ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Menu-home Home
ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Menu-community Forum

APPS

ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Menu-newcontent Xem nội dung mới
ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Menu-more Lý lịch
ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Menu-reglas Trợ giúp
ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Date Lịch
ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

ÔN TẬP DÂN SỰ 4!

+5
hoangvan085
thuhoai
Leader
luckystar
SuperAdmin
9 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Wed Jan 06, 2010 6:09 pm

SuperAdmin

SuperAdmin
Moderator
Moderator

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:
1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;
3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự;
4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính;
5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;
7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;
8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý;
9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại;
10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp;
11. Nguyên tắc xác đinh thiệt hại trong trường hợp tài sản vô hình bị xâm phạm;
12. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tài sản hữu hình bị xâm phạm;
13. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm;
14. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
15. Nguyên tắc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
16. Phân tích mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật với thiệt hại;
17. Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
18. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị thiệt hại không khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã quá 2 năm kể từ thời điểm thiệt hại;
19. Xác định các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp luật;
20. Xác định năng lực chủ thể dân sự trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
21. Tìm một tranh chấp điển hình về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bình luận;
22. Xác định mối liên hệ giữa trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự;
23. So sánh lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đòng với lỗi trong trách nhiệm hình sự;
24. Xác định các trường hợp chấm dứt trách nhiêm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
25. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người gây thiệt hại chết;
26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cả gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi;
27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một thiệt là do tác động của nhiều hành vi;
28. Xác định thiệt hại trong trường hợp do thời tiết các phương tiện giao thông va chạm nhau mang tính dây chuyền;
29. Chị A sau khi đi làm thẩm mỹ hết 100 triệu đồng thì bị anh B gây tai nạn xe máy thiệt hại 80% sức khỏe. Xác định những thiệt mà B gây ra cho A và trách nhiệm dân sự của B;
30. Nhân dịp ngày 8/3, X mua 200 sản phẩm quà lưu niệm với giá 50.000 đồng/sản phẩm để bán lại cho người có nhu cầu về quà lưu niệm. X đã bán được 20 sản phẩm với giá 200.000 đồng thì bị Y gây thiệt hại toàn bộ. Xácddinhj trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Y;
31. Nguyên tắc xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
32. Xác định thời hạn bồi thường trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng có con dưới 15 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự;
33. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp M gây tai nạn xe máy cho chị H đang mang thai 8 tháng và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chị H chết nhưng bào thai được cứu sống;
- Chị H chết và bào thai không được cứu sống;
- Chị được cứu sống nhưng bào thai đã bị chết.
2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại;
2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật;
3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý;
4. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
5. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;
6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại;
7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại;
8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại;
10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau;
11. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện;
12. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân;
13. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân;
14. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
15. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người;
16. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình;
17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng;
18. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
19. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết;
20. Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại;
21. Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
22. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên;
23. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm.
24. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại;
25. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình;
26. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại;
27. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại;
28. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường;
29. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;
30. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại;
32. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại;
33. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết;
34. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;
35. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường;
36. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường;
37. Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất;
38. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường;
39. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị táiarn bị hủy hoại;
40. Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm;
11. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 12 – MODUL2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CON NGƯỜI GÂY RA
11.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:
11.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:
1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết;
2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng;
3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết;
4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết;
5. Xác định "chất kích thích" được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với các chất sau:
- Rượu;
- Bia;
- Đồ uống có ga;
- Thuốc ngủ;
- Thuốc giảm đau;
- Ma túy;
6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp trẻ dưới 15 tuổi sử dụng rượu dẫn tới gây thiệt hại cho người khác;
7. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại cho người khác sau khi dùng chất kích thích;
8. Xác định trách nhiệm dân sự có so sánh trong các trường hợp sau:
- A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say khi lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác;
- A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, nhưng B không biết uồng, A đã ép B "nếu không uống sẽ không coi B là bạn", vì thế B đã uống, kết quả B say khi B lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác;
- A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say muốn về nhà, nhưng không có xe, A đưa cho B xe máy của mình, khi lái xe về nhà B đã gây tai nạn cho người khác;
9. So sánh trách nhiệm dân sự giữa nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người;
10. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;
11. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây thiệt hại;
13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi;
14. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự;
15. So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp A gây tai nạn làm B chết và cơ quan tiếnh tố tụng do sai lầm đã tuyên B mức hình phạt tử hình và trên thực tế B đã bị thi hành án tử hình;
16. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một người oan sai do sai lầm của nhiều cơ quan tố tụng;
17. So sánh các trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại, cán bộ công chức gây thiệt hại, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây thiệt hại;
18. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp sinh viên đại học Luật Hà Nội gây thiệt hại khi đang trong thời gian thực tập tại Tòa án;
19. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp ông A một dân thường phát hiện ra B một tội phạm đang bị truy nã và ông đã truy bắt B, trong quá trình truy bắt ông A đã gây thiệt hại cho người khác;
20. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: Xe congtenno tránh một cậu bé chạy qua đường, sau đó đâm vào cột điện cao thế. Cột điện cao thế đổ ập vào khu xăng dầu bên đường, do cháy nổ toàn bộ khu xăng dầu bùng nổ. Xăng dầu thất thoát ra bên ngoài tràn vào mương dẫn nước làm toàn bộ khu mặt nước nuôi cá gần đó. Các động vật thủy sinh ở khu nước nhiễm xăng dầu đã chết;
21. Xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi gây thiệt hại của những người sau:
- Chánh án;
- Thẩm phán;
- Thư ký phiên tòa;
- Kế toán, thủ quĩ của Tòa án;
- Bảo vệ Tòa án.
22. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đào mộ và ăn cắp xác người chết trong ngôi mộ đó;
23. Xác định trách nhiệm trong trường hợp A là một thợ lái xe ủi làm đường, trong quá trình ủi đường A đã cho xe ủi sản phẳng một ngôi mộ năm trong mặt bằng làm đường;
24. So sánh trách nhiệm pháp lý trong trường hợp một người mắc bênh tâm thần 12 tuổi và một người mắc bệnh tâm thần 20 tuổi gây thiệt hại khi đang điều trị tại một bệnh viện tâm thần;
25. So sánh trách nhiệm dân sự đối với người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian học nội trú và người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện;
26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: hàng hóa được chuyển từ nhà sản xuất đến các đại lý phân phối, từ các đại lý phân phối đến người bán lẻ, từ người bán lẻ đến người mua sản phẩm, từ người mua sản phẩm đến người dùng cuối cùng và hàng hóa đã gây thiệt hại cho người dùng cuối cùng do không đảm bảo chất lượng.
27. Xác định các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Thiệt hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;
2. Người gây thiệt hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại phần vượt quá;
3. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường;
4. Hành vi bảo vệ lợi ích người khác trước một hành vi tấn công không phải là phòng vệ chính đáng;
5. Do sơ suất A làm đổ xăng và xăng bùng cháy, để ngăn chặn lửa cháy vào nhà, A đã chạy sang nhà hàng xóm rút bộ chăn bông đang phơi trên dây để dập tắt lửa, kết quả chăn bông của hàng xóm bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này A không phải bồi thường;
6. Hành vi gây thiệt hại phù hợp với tình thế cấp thiết không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
7. A tự uống rượu và A gây thiệt hại, A phải bồi thường;
8. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc thực phẩm. A phải bồi thường;
9. X làm Tò He (nặn trò chơi bằng bột gạo hoặc ngũ cốc khác) có dùng phẩm màu độc hại, bé Y mua con giống do X nặn để chơi, bé X đã ăn con giống đó và bị ngộ độc. X phải bồi thường thiệt hại;
10. B là chủ tiệm thuốc đã bán thuốc cho C (loại thuộc nếu không dùng đúng cách làm rối loạn nhận thức của C và có thể gây thiệt hại), do B không hướng dẫn cho C cách sử dụng, C dùng quá liều dẫn tới mất khả năng nhận thức gây thiệt hại cho người khác. B và C cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;
11. Việc xác định lỗi của người dùng chất kích thích xác định vào thời điểm trước khi họ dùng chất kích thích;
12. A, B, C cùng gây thiệt hại cho E, họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E;
13. Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
14. Chánh án gây thiệt hại là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại;
15. Sinh viên gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
16. Người làm việc cho cơ quan nhà nước gây thiệt hại là cán bộ, công chức gây thiệt hại;
17. Người làm việc cho doanh nghiệp tư nhân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
18. Người làm ở một văn phòng đại diện gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
19. X là điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được thủ trưởng cơ quan giao đã gây thiệt hại, đây là trường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra;
20. Khi đang học nội trú mà gây thiệt hại, thì cha mẹ không phải bồi thường;
21. Cô giáo nhờ K một học sinh lớp 6 bê hộ từ phòng thí nghiệm xuống lớp một bình hóa chất để thực nghiệm, trong quá trình bê bình hóa chất do nô đùa K đã làm đổ hóa chất lên bạn học của K là G làm G bị bỏng nặng. Trường hợp này cô giáo phải bồi thường;
22. A đào mộ và hủy hoại xác trong đó, A gây thiệt hại cả hai trường hợp: xâm phạm thi thể và xâm phạm mồ mả, hài cốt;
23. Đại lý bán hàng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa mua của đại lý. Người tiêu dùng có quyền kiện nhà sản xuất bồi thường;
24. A và B do cùng làm nhà trên cùng mặt bằng, A và b đã thuê C đến san ủi mặt bằng. Trong quá trình san ủi trên phần đất của B, C để máy ủi va chạm mạnh vào tường nhà M làm sập hoàn toàn một bức tường. A và B phải chịu trách nhiệm liên đới;
25. Nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người là một;
26. Hành vi của A, B, C gây thiệt hại cho E làm phát sinh trách nhiệm liên đới trong bồi thường cho E, trừ khi họ có thỏa thuận khác;
28. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì cơ quan điều tra phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai;
29. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì ba cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường;
30. Khi người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại trong án oan sai,Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường.
12. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 13 – MODUL2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI
12.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:
12.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:
1. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của con người;
2. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi cây cối gây thiệt hại do hành vi của con người;
3. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành vi con người;
4. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi gia súc gây thiệt hại do hành vi của con người;
5. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp hợp công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng gây thiệt hại do hành vi của con người;
6. Phân biệt "thú dữ" là nguồn nguy hiểm cao độ và "gia súc";
7. So sánh trách nhiệm dân sự do gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại;
8. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp bé A 7 tuổi hái hoa trúc anh đào trồng ở giữa giải đường phân cách đường cao tốc và bé A bị ngộ độc chết;
9. Thiệt hại tính mạng, sức khỏe do dùng cây thảo mộc có độc có thuộc trường hợp thiệt hai do cây cối gây ra;
10. Xác định trách nhiệm dân sự do gia súc thả rông gây thiệt hại;
11. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A bị nhiễm H5N1 do nhà hàng xóm nuôi gia cầm;
12. Xác định trách nhiệm dân sự do ăn phải thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh được mua từ cáctrung tâm thương mại (chợ, siêu thị…);
13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp tầu chở gạo đâm vào tàu chở dầu do tàu chở gạo có lỗi. Dầu trên tầu chở dầu đã tràn ra sông gây ô nhiễm nặng;
14. Xác định các trường hợp chủ sở hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi;
15. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đang lái xe máy bất ngờ xe bị nổ lốp làm A mất tay lái đâm phải B và gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho B;
16. Xác định hậu quả pháp lý của người bị nhiễm vi rút từ vật nuôi dẫn tới tử vong hoặc thiệt hại về sức khỏe;
17. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp chị K bán hàng ở nơi cấm họp chợ và bị xe ô tô của C va quệt dẫn tới thiệt hại về tính mạng;
18. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra;
19. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra;
20. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra;
21. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường;
22. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây xanh trên đô thị gãy đổ do gió bão làm thiệt hại tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người đi đường;
23. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp dây điện đứt làm chết ngườig đi đường;
24. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp X mới 14 tuổi leo lên cột điện và điện giật;
25. Xác định trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ sập cầu Cần Thơ;
26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cao ốc Pacific làm sập một phần trụ sở Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh;
27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá sấu nuôi sổng chuồng thoát ra sông tự nhiên và gây thiệt hại cho người khác;
28. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của người thứ ba;
29. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá nhà A bơi sang ao của nhà B và đã ăn hết cá của nhà B;
30. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dấn ự trong trường hợp A nuôi chuột cảnh và chuột cảnh đã thoát ra ngoài, sinh sôi rất nhanh cắn nát lúa và hoa màu của những người hàng xóm;
31. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:
- A cho B mượn xe máy và B gây thiệt hại;
- A biết B không có giấy phép lái xe nhưng A vẫn cho B mượn và B gây thiệt hại;
- A không biết B không có giấy phép lái xe vì thế A cho B mượn xe và B gây thiệt hại;
- A cho B 16 tuổi mượn xe máy và B gây thiệt hại;
- A cho B đã thành niên có giấy phép lái xe mượn xe máy, B gửi xe vào bãi xe công cộng và xe A phát nổ gây thiệt hại cho người khác;
- A để xe máy ở ven đường, chìa khóa vẫn nằm trên ổ điện, B đi qua thấy vậy leo lên xe máy của A khởi động máy và xe máy lao vào một người đi đường gây thiệt hại;
- A đưa xe cho B nhưng không nói rõ phanh tay của xe không sử dụng được, B là người có thói quen sử dụng phanh tay. Do đó khi gặp sự kiện bất ngờ, B bóp phanh tay nhưng không sử dụng được và xe dãdaam vào người đi ngược chiều gây thiệt hại.
32. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường từ trường trên các đường điện 500 KV và 220 KV gây thiệt hại về sức khỏe cho nhưng người dân sống gần khu vực đường điện.
2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Chủ sở hữu công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi công trình xây dựng gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi;
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi;
3. Chủ sở hữu tài sản gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi;
4. Xe A nổ do lửa cháy từ nhà bên cạnh. Chủ nhà bị cháy phải bồi thường;
5. Bão làm đổ cây và gây thiệt hại thì chưở ưhux cây không phải bồi thường;
6. A có cây ăn quả lớn, C là con hàng xóm sang nhà A leo lên hái trộm quả, A quát Cxuoongs C giật mình ngã. Aphair bồi thường cho C;
7. M đổ rác thải xây dựng ra đường, N là người lưu hành trên đường, do rác thải của M chắn hết đường, M buộc phải lái xe sang bên chiều đường ngược lại và đã đụng xe với P đi ngược chiều. M phải chịu trách nhiệm bồi thường;
8. Cá sấu là nguồn nguy hiểm cao độ;
9. Đại bàng, diều hâu là nguồn nguy hiểm cao độ;
10. Chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ;
11. Công trình đang xây dựng là nguồn nguy hiểm cao độ;
12. Xe đạp điện là nguồn nguy hiểm cao độ;
13. Điện lưới là nguồn nguy hiểm cao độ;
14. Dược liệu ở dạng thảo mộc có chưa độc tố mà gây thiệt hại thì không được xác định trường hợp cây cối gây thiệt hại;
15. Gây thiệt hại do ô nhiễcm môi trường bao gồm cả gây thiệt hại do hành vi con người và do tài sản gây ra;
16. Do A không làm chủ tốc độ dẫn tới gây thiệt hại, đây là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
17. A đang lái xe bị hạt cát bay vào mắt dẫn tới không thể điều khiển xe và gây thiệt hại. A không phải chịu trách nhiệm;
18. A lái xe ô tô đâm vào hai người đi xe máy ngược chiều làm cả hai người chết. Một người đội mũ bảo hiểm, một người không đội mũ bảo hiểm. Trách nhiệm dân sự của A đối với hai người này là như nhau;
19. Do sét đánh dây điện đứt làm chết người đang gặt lúa dưới đồng. Không phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này;
20. Người dưới 18 tuổi điều khiển xe máy gây thiệt hại thì chủ sở hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường;
21. A mua sữa, uống sữa và bị ngộ độc. A phải kiện nhà sản xuất để được bồi thường;
22. A mua sữa ở đại lý về làm sữa chua bán lại cho khách hàng. khánh hàng dùng sữa chua của A bị ngộ độc. A chỉ phải bồi thường nếu sữa mà A mua từ đại lý đạt chất lượng tốt;
23. A bị nhiễm vi rút H5N1 do nguồn bệnh từ các trang trại nuôi gia cầm cạnh nhà A. Trường hợp này A bị thiệt hại do các trang trại gây ô nhiễm môi trường;
24. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là người dưới 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường;
25. Nhà đang xây dựng bị sụp đổ gây thiệt hại thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm;
26. Công ty cây xanh thành phố đang tỉa cành của các cây lớn, nhân viên của công ty đã treo biển thông báo không lưu hành trên đườngtrong thời gian chặt cành, nhưng X vẫn đi vào và đãbij cành cây rơi vào người thiệt hại về sức khỏe. Trường hợp này công ty cây xanh không phải bồi thường;
27. Trâu đực nhà B thấy con trâu cái nhà A đang đi trên đê liền phóng đuổi theo, trâu nhà A thấy vậy phóng chạy đi cả hai con đã quần nát ruộng lúa của nhà C. B phải bồi thường thiệt hại;
28. Nhà máy hóa chất đưa nuớc thải ra sông tự nhiên gây ô nhiễm. Nhà nước là người có quyền yêu cầu bồi thường;
29. A bị dị ứng với nước hoa. Trong phòng làm việc kín, chạy máy lạnh cô B sức nước hoa rất mạnh. A bị dị ứng nặng. B phải bồi thường do gây ô nhiễm môi trường;
30. Nhà P có con chó dữ, X con nhà hàng xóm đứng ngoài cổng nhà P trêu chó, chó đuổi theo cắn X. P không phải bồi thường

2ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Thu Jan 07, 2010 12:33 am

luckystar

luckystar
Thành viên cấp 4
Thành viên cấp 4

Bravo cho sự chịu khó của bạn Đ

3ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Thu Jan 07, 2010 5:38 pm

Leader

Leader
S-MOD
S-MOD

LỚp QT32A TUYÊN DƯƠNG TINH THẦN VÌ LỚP QUYÊN THÂN CỦA BẠN ĐỨC !
tấm gương này cần được nhân rộng và phát huy
TC
lol!

4ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Thu Jan 07, 2010 6:27 pm

SuperAdmin

SuperAdmin
Moderator
Moderator

hohoohoh....thank you cuong!!! Smile

5ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Mon Mar 15, 2010 11:02 pm

thuhoai

thuhoai
Thành viên cấp 3
Thành viên cấp 3

thanks

6ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Tue Apr 06, 2010 7:36 pm

hoangvan085

hoangvan085
Member
Member

Ban oi co the send cho minh phan dap an ôn tập dân sự 4 duoc kg, minh sap thi phần do oy. thanks ban truoc nha

7ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Tue Apr 06, 2010 9:14 pm

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

bạn Đức còn giữ file này thì share cho các bạn tham khảo.

https://svlaw.forumvi.com

8ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Fri Apr 09, 2010 10:26 am

SuperAdmin

SuperAdmin
Moderator
Moderator

hey..cai do chi co cau hoi thuj..ban tu nghien cuu nha..

9ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Tue Jun 22, 2010 8:21 pm

emshockanhnockout

emshockanhnockout
Member
Member

Surprised HÁ HÁ, ĐỢI MÌNH THI XONG MÌNH POST CHO BẠN THAM KHẢO NHEN, ĐẾN CUỐI THÁNG 9 NĂM NAY MÌNH MÍ THI LẬN Smile

10ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Thu Jun 24, 2010 8:52 am

SuperAdmin

SuperAdmin
Moderator
Moderator

Minh co post phan bai tap dan su 4 co dap an rui day, cac ban vao xem tham khao nhe' Surprised

11ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Thu Jul 22, 2010 9:43 pm

lelamtung999

lelamtung999
Member
Member

minh khong thay dap an , post lai lan nua nha cam on 30 dap an luat dan su

12ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Empty Re: ÔN TẬP DÂN SỰ 4! Sun May 31, 2015 6:02 am

thaopham71567

thaopham71567
Member
Member

THANKS

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết