SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Cash_register Đăng ký
Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Menu-home Home
Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Menu-community Forum

APPS

Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Menu-newcontent Xem nội dung mới
Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Menu-more Lý lịch
Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Menu-reglas Trợ giúp
Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Date Lịch
Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp) Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

Kinh nghiệm viết Tiểu luận - Luận văn (Khoá luận tốt nghiệp)

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

- Đối với sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM bước vào học kỳ 8, vấn đề viết tiểu luận – khóa luận tốt nghiệp đã đặt ra không ít băn khoăn, sau đây mình sv k32 với 1 chút kinh nghiệm viết khóa luận tốt nghiệp trong năm học 2010-2011 xin đề cập đến 1 số kinh nghiệm nhằm chia sẻ cho các bạn:
[You must be registered and logged in to see this image.]
1. Thời gian viết tiểu luận - khóa luận tốt nghiệp (sau đây gọi chung là TL hoặc KLTN):
- Thông thường nhà trường sẽ công bố danh sách đề tài vào khoảng tháng 3, thời gian viết tiểu luận bắt đầu từ đầu tháng 4 đến 15/6, riêng đối với KLTN thì thời gian là đầu tháng 4 đến 15/7 (tuy nhiên có thể từng khoa sẽ có chính sách gia hạn them khoảng 1-2 tuần).
- Liên quan đến đề tài viết TL-KLTN, các bạn có thể tự chọn đề tài nghiên cứu ngoài danh sách (nhưng phải đăng ký với văn khoa, thủ tục đăng ký khá dể dàng, thường là ghi vào danh sách).
- Riêng đối với các bạn viết KLTN, mặc dù thời gian quy định là lâu hơn so với TL và các bạn cũng không cần phải đi thực tập như các bạn viết TL nhưng không phải vậy mà các bạn chủ quan viết trễ. Nếu bạn thực sự quan tâm và muốn có một bài KLTN hoàn hảo bạn nên có ý định lập đề cương ngày từ học kỳ 1 năm 4 hoặc sau tết (dựa vào đề tài bạn tự nghĩ ra hoặc tham khảo khóa trước). Sở dĩ mình đưa ra lời khuyến nghị này, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thứ 2 (mà mình xem nó là 1 yếu tố khá quan trọng – chọn giảng viên hướng dẫn).
2. Chọn giảng viên hướng dẫn
- Theo quy định, việc phân công giảng viên hướng dẫn sẽ bắt đầu sau khi sinh viên đã đăng ký đề tài KLTN (diễn ra vào đầu tháng 4), mỗi văn phong khoa sẽ có 1 buổi hướng dẫn và cho sinh viên đề đạt tâm nguyện chọn giảng viên hd. Nếu không trưởng khoa sẽ phân công dựa trên đề tài mà bạn nghiên cứu.
- Như đã nói ở phần 1, việc chọn đề tài và chuẩn bị đề cương trước tháng 4 sẽ giúp bạn xác định bạn cần thầy cô nào để hướng dẫn cho bạn. Việc chọn giảng viên hd rất quan trọng đối với đề tài mà bạn viết, nên hãy dùng lý trí (dựa vào kinh nghiệm của thầy cô (qtrong: nhiều đề tài lạ, có thể khoa sẽ phân công những given không phù hợp chuyên môn và thế là bạn phải tự kiểm tra lại chính kiến thức mà bạn làm, điều này dễ dẫn đến tình trạng sai kiến thức cơ bản – lỗi trầm trọng nhất của KLTN mà năm nào cũng có), tham khảo của achi khóa trước, và quan trọng đừng thấy thầy cô khắt khe mà nản – đó mới thật sự là giảng viên hd nhiệt tình mà bạn cần…). Mình cũng may mắn mặc dù không chọn nhưng được cô Nam Giang hướng dẫn, nên bạn nào làm tư pháp quốc tế có thể tham khảo ý kiến trước của cô xem sao.
3. Chọn đề tài
- Chọn đề tài thì cái này mình không dám đề cập vì tùy thuộc vào khả năng của mỗi bạn, tuy nhiên bạn đừng nên chọn đề tài quá rộng (làm hơi bị ngộp, tốn thời gian và dễ bị lạc đề)
4. Hình thức
- Tuyệt đối tuân thủ hình thức do mỗi văn phòng khoa quy định (mỗi khoa sẽ có quy định riêng).Đối với các bạn viết KLTN hình thức chiếm 1 điểm (riêng đối với các bạn viết tiểu luận, hình thức tốt sẽ là lợi thế lớn – các bạn nên làm hình thức y chang viết KLTN kể cả đóng bìa mạ vàng).
- Số trang tiểu luận thường quy định là 15-30 (khuyến nghị nên từ 25-40)
Riêng đối với khóa luận, mỗi khoa sẽ quy định phạm vi số trang khác nhau nhưng thường dao động từ 40-60 (trường hợp vượt quá số trang quy định bạn nên tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, như mình làm đến 100trang cũng không sao).
Xem hướng dẫn về hình thức của khoa luật quốc tế và luật thương mại khoá 32 tại đây:
[You must be registered and logged in to see this link.]
5. Quá trình tiến hành
- Các bạn có gắng hoàn thiện đề cương càng sớm càng tốt để giảng viên hướng dẫn sửa sớm cho bạn (bạn nên chuẩn bị trước khi có kế hoạch viết KLTN). Làm đề cương KLTN chiếm thời gian khá lớn ở phải trải qua khâu thống nhất giữa sinh viên và giảng viên (1 số trường hợp sau khi hoàn thành đề cương thì sinh viên chỉ còn hơn 1 tháng để viết nên sẽ không kịp). Nếu bạn hoàn thành đề cương xem như bạn đã hoàn thành 1/3 cuốn KLTN.
- Về nội dung KLTN: khả năng đề cương tốt nghiệp bị sửa rất nhiều nên đề cương phải chi tiết khoảng 5-6trang (bạn cũng nên xem xét thật kỹ đề cương trước khi gửi), nếu có danh mục tài liệu bạn nên đính kèm vào. (Quan trọng khi gửi đề cương nếu là file word bạn nên gửi word 2003; tốt nhất bạn hãy gửi cả file word và file giấy cho giảng viên hướng dẫn).
- Khi tiến hành làm, tùy khả năng mỗi người, nên làm theo từng chương một rồi gửi cho giảng viên hướng dẫn sửa nhằm giảm bớt gánh nặng cho cả bạn và giảng viên.
- Vì nội dung bài làm khá dài, bạn nên tạo document map và mục lục tự động để cho thầy cô dễ xem.
Xem hướng dẫn tạo mục lục với ofice 2003-2007-2010 tại đây:
[You must be registered and logged in to see this link.]
Và bạn cũng nên tham khảo bài viết khá hay của thầy Nguyễn Bá Bình:
Viết luận văn luật học
- vài suy nghĩ về một quy trình tối ưu
ThS. Nguyễn Bá Bình[1]
Mải mê với giảng dạy và nghiên cứu, mải miết với những công trình, bài viết mang tính chất chuyên môn cho các diễn đàn luật học, rồi một ngày cuối năm ngẫu nhiên gặp một bài viết của một du học sinh Việt Nam ở nước ngoài về cách viết luận văn, nghĩ về những sinh viên luật của mình, tôi chợt thấy nên có một vài sẻ chia để góp phần làm sáng tỏ hơn công việc gian nan này. Ai đó đã nói rằng: “Để làm một việc mang tính khoa học cần bắt đầu từ một quy trình khoa học”. Vì thế, xin được dành tặng bài viết này cho các bạn sinh viên và cả những ai sắp sửa bước vào con đường tạo dựng một công trình được coi là khoa học - luận văn. “Viết luận văn”, chỉ 3 chữ ấy thôi nhưng đó là cả một quá trình công phu, dẫu thế, cũng có thể thâu tóm được ở những bước đi có thể nói là cốt tử sau đây.

I. Chọn đề tài nghiên cứu
Đây là công đoạn có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, vì thế bạn cần phải nghiêm túc trong việc lựa chọn đề tài. Những câu hỏi cần được đặt ra khi lựa chọn cho mình một đề tài phù hợp đó là:
1. Đề tài có tính thời sự không?
2. Đề tài có gần gũi với bạn không? (bạn đã nghiên cứu được chút nào về lĩnh vực đó chưa?)
3. Tài liệu liên quan đến đề tài có nhiều không? có dễ tìm kiếm và thu thập?
4. Đề tài có liên quan đến định hướng nghề nghiệp tương lai của bạn hay ít ra là có giúp ích gì đó cho công việc sau này không?
5. Bạn chọn đề tài để có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực đó hay để có một điểm số cao khi bảo vệ hay cả hai mục tiêu này?
Hãy trả lời các câu hỏi trên và từ đó tìm thấy cho mình một đề tài phù hợp.

II. Chọn người hướng dẫn
Sau khi chọn xong đề tài, đến lượt bạn phải chọn người hướng dẫn. Câu hỏi đặt ra cho giai đoạn này đó là:
1. Bạn chọn người hướng dẫn để có lợi thế khi bảo vệ luận văn vì những yếu tố nằm ngoài khoa học hay để nhận được những lời hướng dẫn hữu ích?
2. Đề tài bạn chọn, người hướng dẫn có khả năng giúp bạn hay không (vì rằng, không phải đề tài nào người thầy mà bạn chọn cũng có thể hướng dẫn được (do sự chuyên môn hóa) và thêm vào đó có thể nó không thuộc lĩnh vực nghiên cứu ưa thích của người hướng dẫn)?
3. Bạn trông đợi gì ở người hướng dẫn (giúp bạn về những ý tưởng chính hay những góp ý mang tính câu chữ, chi tiết hay chỉ là địa chỉ hữu ích để bạn tìm kiếm tài liệu...)?
4. Khả năng hợp tác của bạn với người hướng dẫn ở mức độ nào (tính cách người hướng dẫn, thời gian của người hướng dẫn...)?
Hãy trả lời các câu hỏi trên và tìm cho mình một người hướng dẫn phù hợp (khi bạn có được bài viết này, e rằng bạn đã phải lựa chọn người hướng dẫn, dẫu vậy bạn vẫn có cơ hội thay đổi của mình!).

III. Thống nhất một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện đề tài với người hướng dẫn
1. Thống nhất tên đề tài, phạm vi nghiên cứu đề tài;
2. Thống nhất phương thức trao đổi giữa người hướng dẫn với người thực hiện đề tài (địa điểm gặp, thời gian gặp, phương tiện trao đổi thông tin (email, fax, mobile...), nội dung trao đổi (thường thì đó là những vướng mắc về ý tưởng bạn gặp phải trong quá trình nghiên cứu, chứ không phải là “đoạn này em không biết viết thế nào cả”)).

IV. Định hình cách thức triển khai đề tài
Để hoàn thành đề tài đã chọn và đã thống nhất với người hướng dẫn, bạn nên triển khai theo trình tự sau và nhớ rằng kèm theo đó là một thời gian biểu phù hợp cho từng công đoạn:
1. Tìm và đọc các tài liệu liên quan để xây dựng một đề cương (đề cương này sẽ được thống nhất với người hướng dẫn);
2. Triển khai viết từng phần (thường là từng chương) và chuyển cho người hướng dẫn góp ý (trong quá trình viết bạn có thể hỏi ý kiến người hướng dẫn về các vướng mắc)?
3. Hoàn thành việc viết, đọc lại toàn bộ luận văn và trau chuốt ngôn từ, ngữ pháp cũng như thực hiện các công đoạn về hình thức theo yêu cầu của nhà trường (in, đóng quyển).
V. Tìm tài liệu
Bạn có thể tìm thấy tài liệu liên quan đến đề tài ở rất nhiều nguồn:
1. Thư viện (nên chú ý tìm xem có luận văn nào đã thực hiện trước bạn về đề tài này hay không);
2. Websites, báo, tạp chí... (đây có lẽ là một trong những nguồn dễ tìm kiếm và tìm nhanh nhất hiện nay);
3. Từ các cơ quan có liên quan đến đề tài của bạn;
4. Từ những người quen biết.

VI. Đọc tài liệu
Đọc thực sự là phần quan trọng trong việc viết luận văn, nó quyết định tới hơn 50% sự thành công, vì rằng “không có đọc thì không có viết”! Vấn đề của bạn chỉ là “làm sao đọc có hiệu quả”? Những điểm cần làm đó là:

1. Đọc có mục đích?
Không nên vớ cuốn nào cũng đọc từ đầu đến cuốn như đọc thơ, đọc truyện. Hãy đọc một cách có chọn lọc! Tiêu chí đầu tiên để chọn đó chính là tên đề tài - tài liệu đọc phải liên quan đến tên đề tài. Đối với sách, cầm lên, đọc tựa đề, tên tác giả; mở ra, xem năm xuất bản, mục lục, tên chương, số trang. Đến mỗi trang, chỉ nên nhìn lướt qua, nếu thấy liên quan đến đề tài thì đọc, không thì hãy bỏ qua.

2. Ghi chú khi đọc?
Bạn cần có 1 cuốn sổ nhỏ để dành cho việc ghi chép trong suốt quá trình đọc. Hãy ghi chú tên tác giả, tên sách, tên tạp chí, nhà xuất bản, năm xuất bản cho mỗi cuốn sách, bài báo, tạp chí mà bạn đọc. Nó sẽ giúp bạn điểm mặt được những tài liệu đã đọc qua và dễ dàng cho việc tìm để xem lại sau này.
Mỗi khi tìm thấy những phần bổ ích trong sách, báo, hãy đánh dấu lại bằng bút nhớ dòng, hoặc chú thích ra lề (nếu đó là sách, tạp chí, báo của bạn); cùng với đó hãy ghi chú vào cuốn sổ nhỏ của bạn phần đó thuộc về trang nào, cuốn sách, tạp chí, báo nào (một cách đủ chi tiết để trích dẫn sau này) và đặc biệt là phần đó có liên quan đến vấn đề nào (đề mục nào của đề cương) của luận văn.

VII. Viết
Cứ ngỡ viết là tiết mục đầu tiên của quá trình viết luận, tuy nhiên bạn thấy đấy, nó lại ở tít tắp tận cuối của chu trình. Nhưng khi đến được bước này, có thể coi như bạn đã đi được 70% của việc viết luận. Hãy để ý những vấn đề sau đây:

1. Đề cương (Outline)
Như bản vẽ của một ngôi nhà, đề cương giúp cho bạn biết mình đang ở đâu trong quá trình “thi công” luận văn và nó quyết định một cách cơ bản vẻ đẹp của ngôi nhà - “bản luận văn”. Vì vậy, lẽ dĩ nhiên cần “đầu tư” có chiều sâu cho hạng mục này.
Theo cách viết luận văn thông thường và được hầu hết hội đồng chấm luận văn ở Việt Nam cho là “chuẩn” chính là một đề cương luận văn gồm 3 chương (ngoài lời nói đầu và kết luận). Trong đó Chương I là tổng luận về những vấn đề thuộc về lý luận của đề tài (thường được đặt với cái tên như “Một số vấn đề lý luận cơ bản về...”, “Khái quát về...”); Chương II thường là khảo cứu những vấn đề thuộc về pháp luật thực định hoặc/và thực tiễn về vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu (tên của Chương này thường là “Thực tiễn pháp lý về...” hoặc “Thực trạng về...”); và Chương III sẽ là một số khuyến nghị của tác giả (tên gọi thường là “Một vài khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật về...”). Đối với một luận văn tốt nghiệp của sinh viên, để gọn hơn thì bạn cũng có thể nhập 2 chương II và III vào thành 1 chương.
Một chút thời gian để nói về Lời nói đầu và Kết luận, với Lời nói đầu bạn nên dạo đầu bằng vài dòng khái quát về vị trí, tầm quan trọng của đề tài trong nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn. Sau đó bạn nên dẫn ra một cách khéo léo về tên đề tài. Và rồi nên chỉ ra phạm vi nghiên cứu của luận văn và phương pháp nghiên cứu. Kết thúc hợp lý cho Lời nói đầu có lẽ chính là đưa ra kết cấu của luận văn. Phần Kết luận nên viết trong vòng 1 trang, trong đó nên đi một cách trực diện bằng việc kết luận về những vấn đề đã làm và làm được của luận văn.
Tuy gọi là đề cương, nghĩa là cái khung của luận văn, nhưng một đề cương tốt không nên dừng lại ở tên Chương, bạn hãy chi tiết hóa đề cương đến từng tiểu mục nhỏ nhất, thậm chí tuyệt vời hơn nữa là hãy gạch ra những ý chính cho từng tiểu mục (hãy nhớ rằng, ngay cả trong quá trình viết luận văn, bạn cũng có thể chỉnh sửa, thêm bớt những ý tứ thuộc đề cương).

2. Bắt tay vào viết
Khi viết, bạn hãy viết ngay khi có những ý tưởng chợt đến trong đầu và đừng ngần ngại về câu từ, ngữ pháp. Tùy vào mỗi người, nhưng điều có thể khẳng định đó là: nếu theo chiều thuận bạn sẽ viết từ mục đầu cho đến mục cuối, nhưng cá biệt bạn cũng có thể viết ở bất cứ đề mục nào trước mà bạn thích. Dẫu vậy, riêng mục “đề xuất” có lẽ phải được viết cuối cùng.
Viết xong mỗi phần hoặc mỗi chương bạn nên xem lại để trau chuốt về ngôn từ, cú pháp và biết đâu đấy, khi xem lại bạn sẽ có được những ý tưởng mới phát sinh.
Về ngôn ngữ viết, như ai đó đã nói “từ ngữ là da thịt của bài viết”, một bài viết dù có cấu tứ tốt, ý tưởng tốt, nhưng thiếu những câu từ chuẩn xác và “đẹp” thì cũng như một bữa ăn chỉ có thịt cá mà thiếu đi rau quả. Mỗi dạng văn chương đòi hỏi những phong cách và chuẩn mực riêng về ngôn ngữ. Đối với luận văn và đặc biệt là luận văn chuyên ngành luật bạn hãy chọn lối viết mang phong cách chính luận, trong đó nói gì thì nói, tính logic trong mạch viết rõ ràng là đòi hỏi đầu tiên. Những điểm cần chú ý tiếp theo về ngôn ngữ, thiết nghĩ tập trung ở những 3 tiêu chí sau: 1, nghiêm túc (không viết tắt (nếu không có chú giải từ trước), không viết lóng, không viết theo văn nói); 2, rõ ràng (hãy viết sao cho người đọc hiểu được một cách dễ dàng, đừng viết mang tính chất thách đố về “cách hiểu ngôn từ”); và 3, chuẩn xác (nhiều từ ngữ phổ biến trong đời thường nhưng lại là không chuẩn xác dưới góc độ luật học, hãy thận trọng!).
VIII. Kiểm tra và... đóng quyển
Sau khi viết xong toàn bộ luận văn, bạn nên dành thời gian đọc lại ít nhất 3 lần. Khi đọc lại bạn sẽ có thêm cơ hội để sửa chữa, bổ sung ý tưởng, câu từ, đặc biệt là rà soát những lỗi thuộc về hình thức. Một sự kiểm tra tốt cần có sự tham gia của bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt những người có chuyên môn trong lĩnh vực bạn nghiên cứu.
Kết thúc cho một hành trình, cho dù là một động tác hết sức đơn giản, hãy nhớ trong suốt quá trình viết phải biết thực hiện những cú “save” cần thiết để lưu lại những câu chữ quý giá mà bạn đã bỏ nhiều công sức để tạo nên. Và... còn gì nữa, đóng quyển thôi, bạn đã đi hết những ngày buồn, vui của cái gọi là “viết luận”!
[1] Thạc sỹ luật học, Giảng viên, Thư ký Trung tâm nghiên cứu pháp luật Châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Luật Hà Nội.
[size=18]

In ấn và bảo vệ trước hội đồng
1. In ấn
Nhin thì có vẻ đơn giản nhưng bạn cũng lưu ý ở giai đoạn này, hay đặt in luận văn của bạn trước thời điểm nộp ít nhất 9 ngày (bởi quá trình in bìa mạ vàng kèo dài từ 5-7 ngày). Trường hợp bạn chưa làm xong luận văn cũng nên đi đặt bìa trước, khì làm xong chỉ việc ráp khuôn mà thôi. Việc đặt trang bìa trước sẽ giúp bạn tránh nhưng sai sót ngớ ngẩn về lỗi chính tả (thực tế là có, đợt mình làm cò 3 người dính. Trang bìa thường các khoa có quy định, bạn có thể hỏi lại giảng viên hướng dẫn, nhưng tốt nhất cứ theo khoa mà làm, vì thầy cô hướng dẫn cũng phải hỏi lại văn phòng khoa (thường thì bạn nên sao chụp lại trang bìa luận văn khóa gần nhất để làm mẫu).
Về nội dung, trước khi đi in các bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận những lỗi chỉnh ta và hình thức trình bày các tiểu mục có phù hợp hay chưa rồi đi in (tốt nhất nên in 1 bản nháp rồi đọc lại dò). Một lỗi cũng thường xảy ra trong quá trình in đõ là lỗi version office, do hiện nay các máy tình sử dụng các phiên bản office khác nhau nên việc xung đột phần mềm dẫn đến những lỗi chính tả đáng tiệc xảy ra. Vì vậy ra tiệm in thì cũng chỉ nên in 1 bản rồi xem lại, nếu cận thận sau khi chỉnh sửa xong cẩn thận ở nhà hãy save as thành file pdf rồi đi in).
Chọn tiệm in: đây là tiệm in khá yêu thích của sinh viên trường luật, nơi đây có sẵn logo và mẫu bìa trường mình (tuy nhiên bạn cũng nên xem lại cẩn thận)
Địa chỉ Tiệm in Lam sơn - 46 Đồng Nai, 15, Quận 10, Ho Chi Minh City (giá bìa khoảng 40-45k)
[You must be registered and logged in to see this link.]

2. BẢO VỆ TRƯỚC HỘI ĐỒNG,CÒN TIẾP....THỰC RA ĐÃ TYPE XONG NHƯNG DO CÚP ĐIỆN



Được sửa bởi Nam Nguyen Gia ngày Tue Jun 05, 2012 10:28 pm; sửa lần 3.

https://svlaw.forumvi.com

thanhhuong89

thanhhuong89
Member
Member

chỉ in ấn thui cũng mệt í chứ

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết