SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Cash_register Đăng ký
Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Menu-home Home
Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Menu-community Forum

APPS

Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Menu-newcontent Xem nội dung mới
Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Menu-more Lý lịch
Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Menu-reglas Trợ giúp
Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Date Lịch
Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

Vai trò chủ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc tổ chức vận động bầu cử

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

Trong vận động bầu cử, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng. Điều 52 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) qui định: "MTTQ Việt Nam tổ chức để những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và vận động bầu cử"; Điều 46 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) quy định: “Việc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam tổ chức". Như vậy, pháp luật nước ta qui định, MTTQ Việt Nam là chủ thể của việc tổ chức vận động bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp.

Vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu dân cử là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu dân cử báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu dân cử và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm. Người có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH và HĐND có quyền vận động bầu cử, dù là ứng cử viên được giới thiệu hoặc ứng cử viên tự ứng cử.

Mục đích của việc tổ chức vận động bầu cử nhằm: tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu dân cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri để báo cáo với cử tri dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu dân cử; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử, trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu dân cử. Do vậy, việc tổ chức vận động bầu cử phải đảm bảo các yêu cầu sau: (i), dân chủ, bình đẳng và xây dựng trong vận động bầu cử, tạo không khí trao đổi thẳng thắn, cởi mở giữa người ứng cử và cử tri; (ii), không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; (iii), không biến cuộc vận động bầu cử thành nơi để khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo; (iv), bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình vận động bầu cử.

Nội dung vận động bầu cử của người ứng cử bao gồm: người ứng cử trình bày dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu dân cử; người ứng cử trình bày ý kiến của mình về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu dân cử; người ứng cử và cử tri trao đổi những vấn đề cùng quan tâm; người ứng cử trả lời các câu hỏi của cử tri.

Vận động bầu cử có ý nghĩa quan trọng và là một công đoạn không thể thiếu của quá trình bầu cử, nhất là trong điều kiện tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân hiện nay ở nước ta. Vận động bầu cử làm cho bầu cử trở nên dân chủ, khách quan, công bằng hơn và là một trong những điểm đặc trưng trong đời sống chính trị hiện đại, chứng tỏ trình độ văn minh của một xã hội, sự dân chủ thực sự của xã hội đó. Vận động bầu cử tạo ra cho cử tri những phương án khác nhau để lựa chọn, đúng với bản chất của bầu cử là lựa chọn phương án tối ưu nhất vào thời điểm bầu cử. Ý nghĩa của bầu cử là để mỗi công dân thể hiện ý chí, quan điểm của mình về bộ máy quyền lực nhà nước và vận động bầu cử tạo cơ sở để cử tri biết được cần gửi gắm ý chí, quan điểm của mình vào ai để lựa chọn. Qua sự lựa chọn trong bầu cử, sẽ đạt được sự đồng thuận trong xã hội, sự đoàn kết giữa các tầng lớp, các giai cấp và do vậy, phát huy được sức mạnh của sự đoàn kết đó. Vận động bầu cử góp phần làm cho bầu cử trở nên "ngày hội của dân chủ" - ngày hội của toàn dân.

Trong vận động bầu cử, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện cho người ứng cử tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình và bảo đảm cho việc tổ chức vận động bầu cử được tiến hành công khai, dân chủ, bình đẳng. Các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước, về hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của ứng cử viên và đăng tải nội dung phỏng vấn từng người ứng cử một cách bình đẳng, đúng pháp luật, công bằng giữa những người ứng cử. Trong thời gian tiến hành vận động bầu cử, luật pháp nước ta bảo đảm những nguyên tắc dân chủ là: ứng cử viên được tự do tuyên truyền, trình bày ý kiến, quan điểm của mình; bảo đảm những điều kiện bình đẳng cho mọi ứng cử viên; bảo đảm thái độ vô tư của các cơ quan công quyền đối với mọi ứng cử viên.

Với tư cách là chủ thể tổ chức vận động bầu cử, MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri. Việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu dân cử của MTTQ Việt Nam bao gồm các công tác sau:

Một là, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Ban thường trực UBMTTQ cùng cấp giới thiệu những nội dung cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để người ứng cử xây dựng dự kiến chương trình hành động của mình.

Người được trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu dân cử ở địa phương nào cần kết hợp nghiên cứu tình hình địa phương đó và tình hình chung của cả nước để xây dựng dự kiến chương trình hành động của mình;

Hai là, Ban thường trực UBMTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, thành phần gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.

Ba là, Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm:

a. Tuyên bố lý do;

b. Đại diện Ban thường trực UBMTTQ chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri, giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử;

c. Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về dự kiến việc thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu dân cử;

d. Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với người ứng cử. Cử tri và những người ứng cử trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề cùng quan tâm;

đ. Người chủ trì phát biểu ý kiến kết thúc Hội nghị

Bốn là, Sau Hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban thường trực UBMTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, ý kiến của cử tri về từng người ứng cử gửi đến Hội đồng bầu cử và Ban thường trực Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam.

Trong vận động bầu cử, trọng tâm tr­ước nhất là ứng cử viên phải đư­a ra đ­ược một chư­ơng trình hành động có sức thuyết phục đối với cử tri, chương trình hành động đó là kết quả của một quá trình ấp ủ tâm huyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri có đủ thông tin để "chọn mặt gửi vàng". Chư­ơng trình hành động của ứng cử viên phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi cao nếu đư­ợc đắc cử, nhất là phải thể hiện được trình độ am hiểu pháp luật để xây dựng pháp luật và năng lực giám sát của mình đối với hoạt động của các cơ quan hành pháp. Ch­ương trình hành động này của ứng cử viên ĐBQH và HĐND cần đ­ược đối thoại với cử tri trong các buổi tiếp xúc vận động tranh cử. Đồng thời, các ứng cử viên là công chức Nhà nư­ớc cần công khai tài sản cá nhân để cử tri có căn cứ thẩm định mức độ trong sạch. Bên cạnh đó, các ứng cử viên nếu là ĐBQH và HĐND khoá tr­ước tái cử, cần báo cáo với cử tri những hoạt động của mình tại nhiệm kỳ vừa qua. Những ứng cử viên lần đầu thỡ cần báo cáo những việc đã làm đ­ược trên c­ương vị công tác đảm nhiệm ít nhất trong ba năm qua, để cử tri đánh giá khả năng. Hơn nữa, ứng cử viên cần công khai kỹ trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, trình độ chính trị để giúp cử tri có thêm căn cứ chọn lựa chính xác. Các ứng cử viên cần có cam kết nếu đắc cử sẽ luôn gần dân, dành thời gian tiếp dân, lắng nghe và phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; có tiếng nói mạnh mẽ góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh bức xúc, nóng bỏng, quan tâm, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết tốt những vấn đề oan khuất (nếu có) của công dân mà mình biết hoặc cử tri khiếu tố.

Để tạo điều kiện cho cử tri tiếp xúc với ngư­ời ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử; trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những ngư­ời đủ tiêu chuẩn làm ĐBQH và HĐND, đối với các Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc giữa ứng cử viên và cử tri để vận động bầu cử, cần tạo ra một không khí thật sự dân chủ, trao đổi thẳng thắn, cởi mở giữa ng­ười ứng cử và cử tri; cần phát huy kết quả gần 15 năm triển khai việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện "dân biết, dân bàn", phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm công dân của cử tri trong việc mạnh dạn yêu cầu ứng cử viên trình bày chương trình hành động một cách tỉ mỉ, cụ thể, đối thoại với ứng cử viên về ch­ương trình hành động đó và đề đạt ý kiến, nguyện vọng của mình đối với từng ứng cử viên nếu được bầu làm ĐBQH và HĐND.

Cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 lần này được tiến hành theo tinh thần đổi mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Luật bầu cử ĐBQH và HĐND mới đư­ợc sửa đổi, bổ sung một số điều và Luật MTTQ Việt Nam.

Với tinh thần trách nhiệm cao trư­ớc Đảng, Nhà nư­ớc và nhân dân, MTTQ Việt Nam cần hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhất là công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những ngư­ời ứng cử ĐBQH và HĐND; tổ chức các hội nghị cử tri để những ngư­ời ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri thực hiện quyền vận động bầu cử, góp phần vào thắng lợi to lớn của cuộc bầu cử, bảo đảm dân chủ, đúng luật, an toàn, ngày bầu cử thực sự là ngày hội lớn của toàn dân.

Thi hành Điều 52 Luật Bầu cử ĐBQH và Điều 46 Luật Bầu cử HĐND, các Nghị quyết của Uỷ ban thư­ờng vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn của Ban thư­ờng trực Uỷ ban Trung ư­ơng MTTQ Việt Nam; UB MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ư­ơng cần chủ động xây dựng các kế hoạch và lịch cụ thể tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri. Ban Thư­ờng trực UBMTTQ các tỉnh, thành phố cần hư­ớng dẫn cho các ứng cử viên xây dựng chư­ơng trình hành động; tổ chức tập huấn về kỹ năng cho những ngư­ời chủ trì các hội nghị tiếp xúc; tổ chức gặp mặt giữa các ứng cử viên với Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban bầu cử, lãnh đạo Ban bầu cử, lãnh đạo UBMTTQ cấp huyện để thống nhất việc tổ chức tiếp xúc cử tri. Mặt khác, trư­ớc khi tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, cần tiến hành thông báo rộng rãi trên các phư­ơng tiện thông tin đại chúng ở khu vực tổ chức hội nghị về địa điểm, thời gian v.v.. để đông đảo cử tri có điều kiện đến dự; UBMTTQ tỉnh cần sao chụp các chư­ơng trình hành động của ứng cử viên gửi tới thôn, bản để các cử tri không trực tiếp đến dự các hội nghị cũng có thể hiểu biết về các ứng cử viên, tạo thuận lợi cho việc lựa chọn để bầu những ngư­ời xứng đáng làm ĐBQH và HĐND các cấp. So với kỳ tiếp xúc cử tri trong các cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND trư­ớc đây, kỳ bầu cử này, để phát huy hơn nữa dân chủ, MTTQ cần phấn đấu tổ chức các cuộc tiếp xúc có thời gian dài hơn, tổ chức đư­ợc nhiều cuộc tiếp xúc hơn, thu hút đư­ợc nhiều cử tri tham dự hơn, đảm bảo các hội nghị tiếp xúc cử tri đư­ợc diễn ra công khai, dân chủ, bình đẳng, xây dựng, theo đúng quy định của pháp luật; không khí trao đổi giữa ứng cử viên với cử tri tại các hội nghị cởi mở, chân thành thẳng thắn, mang tính xây dựng cao. Việc tổ chức tiếp xúc nhiều hơn sẽ phát huy tốt hơn quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở và tạo sự hiểu biết giữa cử tri với ứng cử viên, góp phần không nhỏ vào kết quả bầu cử.

Thực tế vận động bầu cử ở nước ta hiện nay khá hình thức, đơn điệu, mờ nhạt và đang mang tính chiếu lệ. Đang tồn tại một thực tế là, các vị được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu là người ứng cử ĐBQH, nhất là các ứng cử viên do trung ương giới thiệu thì dường như có quan niệm là mình đã “chắc ăn”, có một “suất” là đại biểu dân cử trước khi bầu cử rồi! Các vị ứng cử viên ĐBQH này lại được giới thiệu “tròn”, không có số dư, được giới thiệu về các đơn vị bầu cử ở các địa phương cùng với các ứng cử viên khác của địa phương “nhẹ ký” hơn mình rất nhiều, thì cần gì phải tích cực và vất vả vận động bầu cử nữa, khi mình gần như đã “nghiễm nhiên” trở thành đại biểu của dân rồi. Hơn nữa, vẫn còn đâu đó chuyện bố trí “quân đỏ, quân xanh”, chuyện kinh phí vận động bầu cử do Nhà nước bao cấp (tuy hết sức hạn hẹp) càng làm cho vận động bầu cử mất đi tính chất tranh cử thực sự của nó.

Qua thực tiễn của vận động bầu cử của các kỳ bầu cử ĐBQH và HĐND trước đây, chúng ta có thể thấy:

- Về phương diện pháp luật: một là, cần quy định thống nhất về tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử, như quy định về­ số l­­ượng cuộc tiếp xúc đối với mỗi ngư­­ời ứng cử; số lư­­ợng tối thiểu cử tri tham dự ở một cuộc tiếp xúc; nội dung, hình thức và thời gian ứng cử viên trình bày chư­­ơng trình hành động tr­­ước hội nghị tiếp xúc cử tri, trách nhiệm cụ thể của chính quyền, cơ quan nhà n­ước có liên quan trong công tác vận động bầu cử; hai là, cần có quy định số d­­ư ở mỗi đơn vị bầu cử tương đương với số người sẽ trúng cử tại đơn vị bầu cử đó và ở trung ương cũng cần quy định giới thiệu có số dư so với đại biểu đ­­ược bầu ở trung ­­ương; ba là, cần có quy định rõ về tiêu chuẩn và điều kiện đối với ngư­­ời tự ứng cử; bốn là, xử lý vi phạm pháp luật đối với vận động bầu cử đối với cá nhân, tổ chức, đơn vị.

- Về phương diện thực tiễn: một là, những người có tên trong danh sách ứng cử, không phân biệt chức vụ, địa vị công tác đều có quyền vận động bầu cử; hai là, trong quá trình vận động bầu cử, những người ứng cử được bảo đảm các điều kiện như nhau, từ kinh phí vận động bầu cử tới việc tiếp xúc cử tri hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; ba là, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tuyệt nhiên không phải là nơi những người ứng cử sử dụng diễn đàn để tranh giành cử tri, để xúc phạm, đả kích lẫn nhau, mà phải báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu dân cử.

Một trong những điều quan tâm của cử tri là người được bầu ­làm ĐBQH và đại biểu HĐND sẽ thực hiện ch­ương trình hành động của mình và những điều hứa hẹn khi vận động bầu cử. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Lời hứa của ứng cử viên sẽ là căn cứ để cử tri giám sát việc làm của ứng cử viên đó khi đã đ­ược bầu làm ĐBQH và đại biểu HĐND. Nh­ư thế, cũng cần phải có một cơ chế để miễn nhiệm những ĐBQH và đại biểu HĐND nào không giữ lời hứa trang trọng của mình tr­ước cử tri, trư­ớc nhân dân lúc tiến hành vận động bầu cử./.

(Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 194-thang-5-2011 ngày 10/05/2011) Nguyễn Thanh Bình - Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

https://svlaw.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết