SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Cash_register Đăng ký
QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Menu-home Home
QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Menu-community Forum

APPS

QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Menu-newcontent Xem nội dung mới
QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Menu-more Lý lịch
QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Menu-reglas Trợ giúp
QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Date Lịch
QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

QUYỀN CỦA LUẬT SƯ KHI CẦN GẶP GỠ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐANG BỊ TẠM GIAM BỞI MỘT VỤ ÁN KHÁC – NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Luật sư Lê Trung Sơn
Văn phòng luật sư Việt Tín
Trong vụ án hình sự, luật sư tham gia với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo. Theo đó, luật sư được thực hiện những quyền theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền: “Gặp người bị tạm giữ, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam”. Điều này sẽ được thực hiện khi luật sư có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật như: có Giấy chứng nhận bào chữa của cơ quan tố tụng, xuất trình thẻ luật sư. Đó là trường hợp đối với bị can, bị cáo chỉ phạm một tội, bị tạm giam bởi lệnh tạm giam của cơ quan tố tụng đang tiến hành của vụ án đó. Cơ quan tiến hành tố tụng này là người ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo và cũng là người cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư nên khi luật sư xuất trình giấy chứng nhận bào chữa cho cơ quan công an trại giam thì bộ phận nghiệp vụ sẽ dễ dàng tìm được hồ sơ của bị can bị cáo và thực hiện thủ tục cho luật sư gặp bị can, bị cáo. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội và việc bị bắt tạm giam thì chỉ có một cơ quan tố tụng tiến hành, như vậy sẽ xảy ra tình huống, bị can, bị cáo bị cơ quan tố tụng của địa phương hoặc cấp tố tụng này bắt và ra lệnh tạm giam vì tội A nhưng trong quá trình tạm giam thì bị cơ quan tố tụng của địa phương khác hoặc cấp tố tụng khác khởi tố và truy tố về tội B. Như vậy, luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo ở tội B khi được cơ quan tố tụng cấp giấy chứng nhận bào chữa có được gặp gỡ bị can, bị cáo đang bị tạm giam bởi tội A hay không?
Một ví dụ điển hình mà thực tế luật sư đã gặp phải như sau:
Phạm Văn M có hành vi “Cố ý gây thương tích” bị Công an TP H khởi tố, bắt tạm giam. Trong quá trình bị tạm giam, M bị cơ quan tố tụng quận Đ khởi tố và truy tố về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Gia đình M đã mời luật sư bào chữa cho M về tội mua bán trái phép chất ma tuý. Luật sư đã liên hệ với Toà án quận Đ để làm thủ tục bào chữa cho bị cáo và được toà án cấp giấy chứng nhận bào chữa. Sau khi có giấy chứng nhận bào chữa, luật sư đã đến liên hệ gặp bị cáo ở trại tạm giam. Tại đây, sau khi tra cứu hồ sơ, cán bộ trại giam cho biết: không có bị can, bị cáo nào tên M bị tạm giam về tội mua bán trái phép chất ma tuý cả. Sau một hồi kiểm tra thì cán bộ trại giam mới cho biết cơ quan trại giam chỉ được lệnh giam M về tội “Cố ý gây thương tích” và quyết định tạm giam được ban hành bởi VKS thành phố H và như vậy, nếu không có giấy chứng nhận bào chữa của VKS thành phố H cấp thì trại giam không thể giải quyết cho luật sư gặp được bị cáo. Đem vướng mắc này trình bày với lãnh đạo VKS thành phố H thì luật sư chỉ nhận được sự chia sẻ, cảm thông mà không có hướng giải quyết bởi “Luật không quy định và không có văn bản cụ thể hướng dẫn về vấn đề này”. Quan điểm của VKS cho rằng, theo công văn đề nghị của Toà án quận Đ thì VKS đã ra văn bản chấp thuận cho Toà án quận Đ được trích xuất bị cáo để xét xử (theo các cơ quan tố tụng thì đây là trường hợp mượn bị can, bị cáo) do vậy về nguyên tắc trong thời gian chuẩn bị xét xử của toà án, toà được toàn quyền trích xuất bị cáo để phục vụ cho công tác tố tụng, chính vì vậy, toà đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư thì đương nhiên luật sư sẽ được gặp bị cáo tại trại tạm giam (tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm riêng). Trong khi đó, phía trại tạm giam thì cho rằng, công văn của VKS thành phố H chỉ cho phép trích xuất bị cáo để xét xử mà thôi. Do vậy, chỉ khi nào xét xử thì trại mới thực hiện lệnh trích xuất còn luật sư thì chỉ khi nào có giấy chứng nhận bào chữa của VKS thành phố H thì mới được thực hiện quyền của mình. Tuy nhiên, VKS thành phố H chỉ thực hiện quyền tố tụng của mình đối với tội danh “Cố ý gây thương tích” còn đối với tội danh “Mua bán trái phép chất ma tuý” thì không thuộc thẩm quyền, do vậy không thể cấp giấy chứng nhận bào chữa về tội danh này cho luật sư được. Cuối cùng thì luật sư không thể gặp được bị cáo cho đến ngày xét xử…
Theo quy định của Luật Luật sư thì:
“Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư).
Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi, luật sư bị thay đổi hoặc không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Khi cần liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức để thực hiện quyền, nghĩa vụ và các hoạt động có liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư.”
Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ: “Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, phải xem xét để cấp giấy chứng nhận bào chữa cho họ để họ thực hiện việc bào chữa…”.
Như vậy, nếu xét về mặt lý luận thì khi có giấy chứng nhận bào chữa, luật sư sẽ được thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật trong đó có việc gặp gỡ bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Nhưng thực tế thì điều này không phải lúc nào cũng được thực hiện, như tình huống đã nêu ở trên.
Vậy, thực tế vướng mắc này cần được giải quyết như thế nào:
Theo chúng tôi, một là, cần bổ sung một điều luật trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ về vấn đề này. Hai là, phải có một văn bản liên tịch của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó quy định rõ sự phối hợp và hợp quyền hạn giữa các cơ quan tố tụng với nhau trong trường hợp cơ quan tố tụng của vụ án này thực hiện quyền tố tụng của mình đối với bị can, bị cáo bị tạm giam về một tội khác của cơ quan tố tụng khác.
Nguồn: Theo luatsuhanoi.vn

https://svlaw.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết