SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Cash_register Đăng ký
Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Menu-home Home
Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Menu-community Forum

APPS

Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Menu-newcontent Xem nội dung mới
Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Menu-more Lý lịch
Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Menu-reglas Trợ giúp
Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Date Lịch
Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung” Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”

I. Về qui định liên quan đến Điều 56, 57, 58, 89 và 90 BLTTHS:
1. Về qui định thủ tục và thời hạn cấp GCNNBC:
Trong thực tế, việc luật sư – Người bào chữa tham gia tố tụng để gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (viết tắt là “đương sự”) đang bị tạm giữ và tạm giam gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn ngoài lý do cơ quan tiến hành tố tụng (chủ yếu là cơ quan điều tra) không tạo điều kiện cho luật sư được chủ động gặp gỡ đương sự mà còn có hạn chế về qui định pháp luật về tạm giữ và tạm giam hiện nay về thủ tục và thời gian để cấp Giấy chứng nhận người bào chữa (viết tắt là GCNNBC).
Trong thực tế hiện nay nơi tạm giữ, tạm giam đương sự không thuộc sự quản lý trực tiếp của cơ quan quan tiến hành tố tụng nào mà thuộc quyền quản lý chung của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Việc độc lập này có tác dụng hạn chế một phần CQTHTT tùy tiện hành xử với đương sự nhưng cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho luật sư khi thực hiện công việc bào chữa của mình, ví dụ:
- Theo hướng dẫn của HĐTPTANDTC về việc cấp GCNNBC thì Người bào chữa ( viết tắt là NBC) do thân nhân của đương sự (đang bị tạm giữ, tạm giam) mời thì phải được sự đồng ý của chính đương sự đó và có thể luật sư trực tiếp liên hệ với đương sự hoặc cán bộ tòa án hỏi đương sự về có đồng ý NBC hay không nên mỗi nơi thực hiện một kiểu, có nơi thì yêu cầu luật sư vào trực tiếp trại tạm giam để lấy ý kiến của đương sự, có nơi thì yêu cầu Điều tra viên (viết tắt là ĐTV), Kiểm sát viên (viết tắt là KSV) hoặc cán bộ tòa án vào trại giam để lấy ý kiến của đương sự.
+ Nhưng việc luật sư trực tiếp đến trại tạm giam để gặp đương sự là một làm cực kỳ khó khăn và rất ít trường hợp thực hiện được vì không có qui định nào cho phép. Các trường hợp gặp được chủ yếu là do quan hệ cá nhân của luật sư với lãnh đạo trại tạm giam.
+ Trường hợp do cán bộ của CQTHTT lấy ý kiến của đương sự thì đây là trường hợp quá phụ thuộc vì nếu ĐTV, KSV hoặc CBTA mà không vào trại tạm giam để hỏi ý kiến đương sự thì thời hạn cấp GCNBC không thể được đảm bảo theo qui định của BLTTHS là 03 ngày. Đó là chưa kể trường hợp những người này có thể tác động để đương sự từ chối luật sư.
Để đảm bảo thời hạn cấp GCNNBC cho luật sư, Điều 27 của Luật Luật sư đã qui định rất đầy đủ và chặt chẽ nhưng không được các CQTHTT thực hiện vì cho rằng qui định này không phù hợp với các văn bản hướng dẫn BLTTHS. Nếu luật sư có sử dụng quyền khiếu nại thì hầu như cũng không được giải quyết vì việc không trả lời khiếu nại này không thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, hoặc sau khi khiếu nại thì luật sư có thể bị gây khó khăn hơn trong hoạt động tố tụng của mình.
Do đó đề sửa đổi bổ sung Điều 57 như sau:
Đề nghị sửa đổi khoản 4 Điều 57 theo qui định Điều 27 Luật Luật sư hoặc có Thông tư liên tịch của TANDTC – VKSNDTC – BTP – BCA và BQP hướng dẫn cụ thể về thủ tục cấp GCNNBC như qui định tại Điều 27 LLS, sau đó trong quá trình tham gia tố tụng nếu đương sự từ chối luật sư thì CQTHTT thực hiện việc thu hồi GCNNBC theo qui định pháp luật.
1. 2. Về qui định gặp gỡ trao đổi của luật sư với đương sự:
Điểm e khoản 2 Điều 58 cho phép NBC được gặp đương sự khi bị tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên do qui định tại NĐ 89/1998 và NĐ 98/2002 thì đương sự chỉ được gặp luật sư và thân nhân khi được sự đồng ý của CQTHTT. CQĐT thì vận dụng qui định tại điểm a khoản 2 Điều này và cho rằng luật sư chỉ được gặp đương sự khi có mặt ĐTV. Vì vậy, cơ quan tạm giữ tạm giam không cho NBC gặp gỡ riêng với đương sự trong giai đoạn điều tra mà chỉ được tham gia cùng khi có mặt ĐTV.
Việc NBC không được gặp riêng đương sự trong giai đoạn điều tra đã hạn chế rất nhiều quyền lợi của đương sự về trách nhiệm hình sự cũng như thực thi các quyền về dân sự, cụ thể:
- Do qui định tại điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì NBC phải đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm “hỏi cung” bị can, vì vậy CQĐT không có trách nhiệm thông báo cho NBC nếu như không có yêu cầu và nếu chỉ thông báo mà không phải là thông báo “hợp lệ” qua email, nhắn tin, fax hoặc chuyển văn bản qua đường bưu điện thì NBC nhiều khả năng không nhận được thông báo. Mặt khác qui định này chỉ yêu cầu thông báo về lịch “Hỏi cung” còn các hoạt động tố tụng khác thì CQĐT không phải thông báo. Ngoài ra, không chỉ có hoạt động lấy lời khai tại giai đoạn điều tra mà tại giai đoạn truy tố thì KSV cũng có thể tiến hành hoạt động lấy lời khai (phúc cung), tiến hành đối chất với đương sự nhưng BLTTHS không có qui định về việc NBC được thông báo và được quyền tham gia hoạt động tố tụng này.
- Theo qui định tại NĐ 89/1998 và NĐ 98/2002 thì khi NBC gặp riêng đương sự chỉ được 01giờ/01 lần gặp. Qui định này cho thấy hoàn toàn không phù hợp với thực tế khách quan vì nhiều trường hợp NBC phải kiểm tra, trao đổi với đương sự về các tài liệu chứng cứ của vụ án hoặc những tài liệu chứng cứ mới thu thập được, do đó nếu một ngày NBC làm thủ tục xin gặp đến 02 lần thì cũng chỉ có 02 giờ làm việc. Cũng may, trong thực tế chỉ có một số cơ quan tạm giữ tạm giam áp dụng qui định về thời gian này đối với NBC.
- Một vấn đề nữa cần đặt ra, là kết thúc phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì NBC có được gặp đương sự nữa không và thủ tục giám đốc thẩm có phải là một giai đoạn tố tụng hay không (vì theo Điều 280 BLTTHS thì Tòa án có thể triệu tập NBC tham gia phiên tòa giám đốc thẩm). Theo cách hiểu hiện tại của các cơ quan tạm giữ tạm giam thì sau khi kết thúc các phiên tòa này thì NBC không được gặp đương sự đang bị tạm giam nữa. Nhưng theo qui định tại khoản 4 Điều 27 LLS thì GCNNBC có giá trị trong các giai đoạn tố tụng và việc NBC gặp gỡ trao đổi với đương sự sau khi kết thúc các phiên tòa này rất quan trọng để họ có thể quyết định kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án cũng như quyết định khiếu nại đề nghị xem xét giám đốc thẩm bản án có hiệu lực pháp luật nếu nhận thấy có sự oan sai, vì trước đó hầu hết các đương sự có sự hiểu biết hạn chế về pháp luật và khi chấp nhận luật sư là họ đặt toàn bộ niền tin cũng như hy vọng của mình vào NBC để bảo chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Vì vậy, cần có qui định là NBC vẫn được gặp đương sự ngay sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm thông qua một Thông tư liên tịch của các cơ quan hữu quan hướng dẫn Luật Luật sư và BLTTHS.
Như vậy, những qui định hiện tại của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều hạn chế đối với quyền của NBC về gặp gỡ trao đổi với đương sự.
Đề nghị sửa đổi như sau:
- Khoản 1 Điều 58 được chia thành điểm a và b trong đó điểm b là phần qui định đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
- Gộp điểm a, b, e khoản 2 Điều 58 BLTTHS và qui định là NBC được gặp gỡ đương sự, tham gia tất cả các hoạt động tố tụng và được quyền đặt các câu hỏi để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án đối với đương sự … và được thông báo hợp lệ về thời gian, địa điểm sẽ diễn ra các hoạt động tố tụng này trừ giai đoạn điều tra theo qui định tại điểm b khoản 1 như đã đề nghị nêu trên
3. Về qui định liên quan đến Điều 89 BLTTHS:
Theo qui định pháp luật, thì đương sự khi bị tạm guữ, tạm giam bị một số hạn chế về năng lực hành vi dân sự (Ví dụ:theo Điều 12 tại NĐ 139/2007 là buộc phải ủy quyền cho người khác hoặc bị thay thế về chức vụ; không được ứng cử, bầu cử) nhưng những quyền về dân sự khác của đương sự được thực hiện rất hạn chế. Theo qui định tại NĐ 89/1998 và NĐ 98/2002 thì đương sự phải có văn bản đề nghị gửi đến Ban lãnh đạo Trại tạm giam để xem xét giải quyết và thực tế rất ít khi được thực thi vì không có văn bản hướng dẫn thực thi các quyền này như thế nào.
Đặt ra trường hợp, nếu trước khi bị tạm giữ, tạm giam mà đương sự đã tham gia một giao dịch dân sự hoặc sau khi bị tạm giữ, tạm giam là người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự hoặc hành chính thì việc thực thi quyền và nghĩa vụ của họ rất khó được thực hiện. Đã có một số trường hợp đương sự muốn yêu cầu luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình cũng rất khó khăn nếu những người tiến hành tố tụng không ghi nhận yêu cầu này vào biên bản hoặc không thông báo cho thân thân của họ vì cho rằng nếu có luật sư tham gia thì gây thêm khó khăn trong việc chứng minh tội phạm.
Đối với các vụ án dân sự, hành chính liên quan đến đương sự thì việc lấy lời khai của đương sự do thẩm phán được phân công chủ tọa trong vụ án dân sự hoặc hành chính đối với đương sự đang bị tạm giữ, tạm giam cũng rất khó khăn, nếu tiến hành việc thực hiện đối chất hoặc hòa giải với người khác thì khó thực hiện hơn nhiều. Việc đương sự cung cấp tài liệu chứng cứ như thế nào hoặc đương sự ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình qua hợp đồng công chứng cũng rất khó khăn vì chưa có qui định cụ thể và nếu những người tiến hành tố tụng không tạo điều kiện giúp đỡ thì hầu như không thể thực hiện được.
Trong qui định tại NĐ 89/1998 và NĐ 98/2002, thì không có qui định nào về quyền của đương sự chủ động liên hệ trực tiếp với gia đình hoặc luật sư và cũng tùy từng trại tạm giam mà đương sự có thể được gặp thân nhân trước hoặc sau khi xét xử sơ thẩm. Tùy vào tính chủ động của NBC muốn gặp đương sự để thực hiện công việc mà không có trường hợp nào đương sự được quyền thông báo trực tiếp gặp NBC.
Do đó, đương sự bị tạm giữ, tạm giam phải có quyền thông báo trực tiếp cho thân nhân hoặc luật sư của họ bằng điện thoại hoặc bằng thư tín. Việc kiểm soát nội dung thư tín hoặc điện thoại của đương sự cho người thân hoặc luật sư thuộc trách nhiệm của CQTHTT hoặc của cơ quan tạm giữ, tạm giam. Nếu hạn chế việc thông cung của đương sự thì CQTHTT hoặc của cơ quan tạm giữ, tạm giam phải có phương thực nào đó để đương sự thông báo cho thân nhân hoặc luật sư để họ được chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Về qui định liên quan đến Điều 90 BLTTHS:
Theo qui định tại khoản 2 và 3 Điều này thì trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp dụng các biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng và thông báo cho đương sự những biện pháp đã được áp dụng.
Nếu áp dụng đúng qui định này thì việc áp dụng các biện pháp trông nom, bảo quản có thể thay đổi liên tục do CQĐT,VKS, Tòa xét xử sư thẩm và xét xử phúc thẩm đều có quyền áp dụng các biện pháp. Trong khi đó quyền về tài sản của đương sự lại không được họ tự mình quyết định. Có trường hợp, nếu đương sự có quyền định đoạt ngay những tài sản của mình để khắc phục hậu quả nhưng không được quyết định dẫn đến hậu quả không được khắc phục ngay lên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ mà vẫn buộc phải thi hành án các tài sản này khi bản án có hiệu lực pháp luật..
Vì vậy, khi NBC bị kéo dài thời gian cấp GCNNBC, bị hạn chế gặp gỡ đương sự trong giai đoạn điều tra, đương sự không được trực tiếp liên hệ với gia đình hoặc NBC và không được tự mình định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thì ngoài trách nhiệm hình sự họ phải gách chịu thì họ còn bị hạn chế rất nhiều về quyền được có người bào chữa, bị hạn chế hoặc thiệt hại về quyền dân sự liên quan đến tài sản.
Điều đó, cho thấy qui định của Điều 90 BLTTHS không phù hợp với thực tế vì nếu trách nhiệm hình sự của đương sự liên quan đến bồi thường hoặc bị tịch thu tài sản, phạt tiền thì đã có qui định tại Điều 146 BLTTHS về kê biên tài sản. Do đó, đương sự phải được chủ động quyết định và định đoạt về tài sản của mình mà không phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng (trừ trường hợp thuộc Điều 146 BLTTHS).
Đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 90 BLTTHS như sau:
Người bị tạm giữ, tạm giam có nhà và tài sản không thuộc trường hợp phải kê biên tài sản theo qui định tại Điều 146 Bộ luật này thì được quyền tự định đoạt theo qui định pháp luật dân sự hiện hành và được cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp nếu thấy cần thiết có thể bổ sung một chương liên quan đến việc giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự ngoài trách nhiệm hình sự để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ điều 4 và điều 7 của BLTTHS.
II. Về qui định biên bản và hồ sơ vụ án:
1. Về qui định liên quan đến Biên bản:
Theo qui định tại Điều 95, 125, 132, 136, 138, 139, 154, 200 qui định về Biên bản các hoạt động tố tụng thì chỉ có qui định tại Điều 132 và 200 là có qui định bổ sung về ghi âm và ghi hình nhưng không xác định việc ghi âm, ghi hình này có tác đụng gì trong hoạt động tố tụng. Ngoài ra, BLTTHS không qui định về lập biên bản tại phiên tòa phúc thẩm (chỉ có trong hướng dẫn của HĐTPTANDTC).
Trong thực tế có rất nhiều bị cáo khi ra Tòa phản cung với lý do bị ép buộc, bị dùng nhục hình, bị yêu cầu ký khống vào biên bản hoặc có vi phạm tố tụng do không có người giám hộ, NBC tham gia khi lấy lời khai nhưng tại các phiên tòa thì hầu như những lý do của đương sự không được chấp nhận vì không có gì làm bằng chứng.
Hiện nay việc ghi âm và có thể ghi hình các hoạt động tố tụng không khó khăn thì các phương tiện kỹ thuật dẫn sẵn và dễ xử dụng. Về kinh phí để mua sắn các phương tiện này cũng không lớn và trong thực tế, đã phần các tòa án đã được lắp đặt các thiết bị ghi âm và ghi hình về diễn biến phiên tòa. Hiện tại trong hoạt động tố tụng hình sự của một số nước tiên tiến cho thấy các hoạt động tố tụng của họ đầy được ghi âm bằng máy chuyên dụng để đảm bảo tính khách quan, trung thực của quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Điều đó thể hiện việc ghi âm lại toàn bộ quá trình hoạt động tố tụng là có thể thực hiện được và có tính khả thi cao.
Tại các phiên tòa xét xử, thư ký phiên tòa không thể ghi chi tiết và đầy đủ được diễn biến của phiên tòa về lời khai, lời trình bày của những người tham gia tố tụng, của KSV, của NBC và nội dung đối đáp của các bên. Thực tế có rất ít trường hợp NBC được đáp ứng về yêu cầu xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc vì thường được chủ tọa hẹn sau thời gian vài ngày mới được xem xét và cho ý kiến.
Ở một góc độ nào đó, việc ghi Biên bản thường mang yếu tố chủ quan và định hướng của người ghi, do đó nó không thể phản ánh đầy đầy đủ và chính xác nội dung đã diễn ra. Vì vậy cần phải ghi âm lại toàn bộ diễn biến của sự kiện đã diễn ra để kiểm chứng với biên bản ghi trên giấy trong trường hợp có người tham gia không đồng ý với nội dung của biên bản và góp phần hạn chế việc tùy tiện cũng như đưa yếu tố chủ quan của người ghi vào biên bản.
Vì vậy, cần đề nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 95 như sau:
Khi tiến hành các hoạt động tố tụng thì cùng với việc ghi biên bản theo mẫu thì phải được ghi âm và có thể ghi hình nếu thấy cần thiết, bản ghi âm và ghi hình các hoạt động tố tụng đã diễn ra được lưu kèm với hồ sơ vụ án để đối chiếu vớicác tài liệu của vụ án khi có yêu cầu.
1. 2. Về các qui định liên quan đến lập hồ sơ vụ án:
Trong quá trình tham gia hoạt động tố tụng hình sự cho thấy đã có trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đưa các tài liệu thu thập được cũng như các biên bản lấy lời khai của đương sự vào hồ sơ vụ án nếu nhận thấy rằng các tài liệu này không phù hợp với định hướng buộc tội đương sự.
Để hạn chế tối đa hành vi này có thể diễn ra, cần có qui định về bìa hồ sơ của từng giai đoạn tố tụng ghi lại đầy đủ nhật trình làm việc của cơ quan tiến hành tố tụng để xác định các tài liệu trong hồ sơ vụ án được thu thập đầy đủ và đúng qui định của Bộ luật tố tụng Hình sự.
III. Về những qui định không được thực thi:
Như trên đã trình bày, liên quan đến quyền lợi của đương sự về tài sản và các quyền khác nhưng vì lý do khác nhau họ không được thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam và cũng không được áp dụng qui định tại Điều 93 về Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo.
Có một số lý do cho rằng nếu áp dụng qui định này dẫn tới không bình đẳng khi người có tiền thì được thay đổi biện pháp tạm giam còn người nghèo thì không thay đổi biện pháp tạm giam vì không có tiền để đảm bảo, nhưng lại không vận dụng qui định có lợi cho bị can, bị cáo và trên bình diện pháp lý thì những tài sản đặt đảm bảo để thay đổi biện pháp tạm giam đều là tài sản hợp pháp và được pháp luật bảo hộ.
Ngoài ra, cũng cần mở rộng qui định Điều 93 vì theo qui định của khoản 1 Điều này thì tiền hoặc tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của đương sự trong khi có có thể có người khác đứng ra thực hiện việc đảm bảo này. Mặt khác cần có hướng dẫn cụ thể để Điều luật này được áp dụng trong hoạt động tố tụng hình sự vì hầu như từ trước đến nay Điều luật này không được áp dụng trong thực tế.
Trên đây là một số nội dung tổng hợp ý kiến đóng góp của các luật sư, người tập sự hành nghề luật sư của Văn phòng xin kính gửi đến Ban Chủ nhiệm để đóng góp ý kiến với Hội thảo khoa học về sửa đổi bổ sung BLTTHS. Kính mong rằng những nội dung đóng góp nêu trên góp được phần nhỏ bé để các qui định của BLTTHS được sửa đổi bổ sung trong thời gian tới nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như quyền lợi hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng như quyền và nghĩa vụ của luật sư được đảm bảo và tôn trọng.
Trân trọng!
Luật sư Vũ Công Dũng
Nguồn: Theo luatsuhanoi.vn

https://svlaw.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết