SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Cash_register Đăng ký
CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Menu-home Home
CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Menu-community Forum

APPS

CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Menu-newcontent Xem nội dung mới
CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Menu-more Lý lịch
CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Menu-reglas Trợ giúp
CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Date Lịch
CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

CĂN CỨ ÁP DỤNG BIỆP PHÁP TẠM GIAM PHẠM

Thạc sĩ, Giảng viên chính Trường ĐH An ninh nhân dân
1. Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi chính trị, quyền tự do của con người. Vì vậy, quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng cũng phải vì con người. Điều đó thể hiện ở chỗ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải có mục đích và căn cứ chứ không thể tùy tiện, không được coi biện pháp ngăn chặn là biện pháp của điều tra. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải lựa chọn biện pháp ngăn chặn áp dụng cho phù hợp, có lợi cho đối tượng bị áp dụng và đạt được mục đích ngăn chặn, không nhất thiết trường hợp nào cũng áp dụng biện pháp tạm giam. Việc áp dụng biện pháp tạm giam phải dựa vào các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung quy định tại Điều 79, được cụ thể hóa tại khoản 1, Điều 88, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS). Các điều luật trên nêu ra hai căn cứ để xem xét khi áp dụng là: đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam phải là bị can, bị cáo; căn cứ vào tính chất hành vi, nhân thân của bị can, bị cáo và yêu cầu của việc ngăn chặn.
Về yêu cầu của việc ngăn chặn, BLTTHS nêu ra hai trường hợp:
- Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự (BLHS) quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Để áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp sau phải có hai điều kiện:
- Về tính chất hành vi, tội phạm mà bị can, bị cáo đã thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm.
- Có căn cứ để cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn không được quy định trong luật. Tuy vậy, thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đã đúc kết những căn cứ chủ yếu cần phải dựa vào đó để xem xét là: Tình trạng cư trú của bị can, bị cáo (Có nơi cư trú? Thường trú hay tạm trú? Nếu tạm trú thì dài hạn hay ngắn hạn? Có khai báo với chính quyền hay không? Nơi cư trú có ở quá xa nơi tiến hành các hoạt động tố tụng hay không?); Tình trạng nghề nghiệp (Có nghề nghiệp không? Làm việc trong cơ quan, tổ chức hay làm nghề tự do?); Tính chất hành vi đã thực hiện (cướp, trộm cắp, giết người hay lừa đảo…); Nhân thân (tiền án, tiền sự, hoàn cảnh gia đình, lịch sử bản thân…); Sự ràng buộc với gia đình, quê quán, cơ sở làm việc; Mối tương quan về lợi ích giữa việc bỏ trốn với việc chấp nhận bị xử lý trước pháp luật; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như liên hệ với người thân ở xa, mua vé đi xa…
Khi vận dụng các căn cứ để xét bị can, bị cáo có thể trốn cần lưu ý là không phải khi nào cũng có thể làm rõ được tất cả các nội dung trên mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và phải biết căn cứ vào nội dung nào là chủ yếu. Để quyết định việc tạm giam không nhất thiết phải làm rõ tất cả các nội dung trên, có thể chỉ một nội dung cũng đã đủ để nhận định là đối tượng sẽ trốn.
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.
Cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiêu hủy chứng cứ, làm giả hiện trường, thông đồng với nhau về những lời khai gian dối, mua chuộc, khống chế người làm chứng, người bị hại hoặc các hình thức khác. Cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử là trường hợp “gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử” nhưng ở mức độ cao hơn mang tính đối phó lại việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Việc xác định bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử phải dựa trên những căn cứ khách quan và phải xuất phát từ yêu cầu của việc điều tra, truy tố, xét xử chứ không phải sự suy đoán chủ quan tùy tiện.
Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tội phạm có thể rút ra những căn cứ cần xem xét để nhận định bị can, bị cáo cản trở việc tiến hành tố tụng thường là:
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Những bị can, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì thường tiến hành nhiều hoạt động đối phó hoạt động tố tụng.
- Nhân thân người phạm tội, như loại đối tượng lưu manh, côn đồ thường có hành động đe dọa, khống chế người làm chứng, người bị hại hoặc thông đồng với đồng bọn về những lời khai gian dối.
- Sự ràng buộc với gia đình, cơ quan, tổ chức nghề nghiệp.
- Tình trạng chứng minh là mức độ làm rõ về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, đối với những đối tượng mà hành vi của họ cơ bản đã được làm rõ thì hành vi đối phó hoạt động tố tụng sẽ hạn chế và ngược lại.
- Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như tiêu hủy chứng cứ, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có…
Khi xem xét các tình tiết trên phải phân tích tổng hợp để tránh suy đoán chủ quan và không nhầm hiện tượng với bản chất.
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội.
Để nhận định bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội phải dựa vào nhiều tình tiết và xem xét đánh giá một cách tổng hợp. Những tình tiết đó thường là: Tính chất của tội phạm mà bị can, bị cáo đã thực hiện; Nhân thân của bị can, bị cáo; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như đe dọa, khống chế, mua chuộc người làm chứng, người bị hại, sử dụng thời gian bất minh, đi lại gặp gỡ bọn tội phạm.
Xuất phát từ tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và của luật tố tụng hình sự nói riêng, BLTTHS quy định một số trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam; các trường hợp đó là: Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người già yếu, người bị bệnh nặng. Những trường hợp trên phải có thêm một điều kiện khác đó là có nơi cư trú rõ ràng. Trong trường hợp không có nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú, có nhiều nơi cư trú, nơi cư trú quá xa nơi tiến hành điều tra hoặc trong trường hợp đặc biệt thì vẫn phải áp dụng biện pháp tạm giam. Những trường hợp đặc biệt nói trên theo quy định tại khoản 2, Điều 88 gồm:
- Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
- Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
- Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
2. Nghiên cứu các quy định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam và thực tiễn áp dụng, theo chúng tôi có thể rút ra nhận xét sau:
- Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam được quy định trong luật làm cơ sở cho việc thống nhất trong nhận thức và thống nhất trong áp dụng pháp luật, đồng thời thể hiện sự phát triển của khoa học lập pháp tố tụng hình sự nước ta. Tuy nhiên, nội dung các căn cứ tạm giam quy định trong BLTTHS còn có những bất hợp lý, thiếu sót như căn cứ tạm giam chưa phản ánh được bản chất, mục đích của biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng. Xét về bản chất thì tạm giam là biện pháp ngăn chặn chứ không phải là biện pháp trừng phạt. Vì vậy, việc áp dụng phải xuất phát từ yêu cầu ngăn chặn chứ không phải từ yêu cầu trừng trị; Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cao hay thấp, mức hình phạt mà can phạm có thể phải chịu là vấn đề cần phải làm rõ, là yêu cầu cần phải đạt được trong các giai đoạn hoạt động tố tụng.
- Thực tế áp dụng pháp luật đặt ra một số trường hợp rất khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc vận dụng áp dụng biện pháp tạm giam, đó là:
+ Có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo tự sát. Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, không có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội trốn tránh pháp luật nhưng lại có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tự sát, cần phải ngăn chặn việc người đó tự sát. Việc coi bị can, bị cáo tự sát là trường hợp gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc là hành động trốn tránh pháp luật để áp dụng biện pháp tạm giam, theo chúng tôi là không hợp lý vì không phù hợp với mục đích của biện pháp tạm giam.
+ Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội gây căm phẫn đối với người bị hại, gia đình, người thân của người bị hại hoặc gây căm phẫn trong nhân dân có thể dẫn đến việc quần chúng tự phát xử lý người phạm tội. Ví dụ như vụ Nguyễn Văn Hải, phường Tân Hưng, quận 7, TP. HCM bị tạm giam về tội cố ý làm trái, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị bắt để tạm giam, sau đó được Viện Kiểm sát nhân dân TP. HCM cho tại ngoại bị quần chúng phản đối, 1 ngày sau khi cho tại ngoại lại bắt để tạm giam1.
+ Trường hợp bị can có thái độ khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội của mình và của đồng bọn có thể bị đồng bọn đe dọa gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng để bịt đầu mối, để răn đe bị can, bị cáo trong việc khai báo sự thật về hành vi phạm tội của chúng, theo chúng tôi cần bảo vệ bị can, bị cáo.
Có ý kiến cho rằng đối với các trường hợp trên để bảo vệ bị can, bị cáo, ngăn chặn hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của bị can, bị cáo, cần thiết phải tạm giam đối với họ. Theo chúng tôi đối với các trường hợp trên không thể tạm giam đối với bị can, bị cáo, vì nó không phù hợp quy định về biện pháp tạm giam. Tuy nhiên, đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay vấn đề bảo vệ bị can, bị cáo đang gặp khó khăn vì chưa được quy phạm hóa, chưa có cơ chế thực hiện, thì ý kiến trên cũng có yếu tố hợp lý.
Ngoài ra đối với người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã, theo Điều 83, khoản 2 BLTTHS hiện hành quy định việc cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã, trước khi giao người bị bắt cho cơ quan đã ra lệnh truy nã nếu xét thấy không thể giao ngay người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã thì áp dụng biện pháp tạm giữ. Cơ quan đã ra quyết định truy nã, sau khi nhận được thông báo về việc đối tượng mà mình truy nã đã bị bắt thì phải ra lệnh tạm giam và gửi cho cơ quan điều tra đã nhận người bị bắt. Theo quy định này thì người bị bắt theo quyết định truy nã có thể bị áp dụng đồng thời hai biện pháp ngăn chặn, đó là biện pháp tạm giữ (do cơ quan điều tra nhận người bị bắt áp dụng) và biện pháp tạm giam (do cơ quan đã ra quyết định truy nã áp dụng). Theo chúng tôi đối với người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã, không nên tạm giữ đối với họ, vì thời hạn tạm giữ quá ngắn, trường hợp nơi họ bị bắt quá xa nơi ra lệnh truy nã họ, có thể không đủ thời gian để cơ quan điều tra nhận người bị bắt thông báo cho cơ quan ra lệnh truy nã về việc bắt và cơ quan đã ra lệnh truy nã tiếp nhận người bị bắt. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, đồng thời quy định rõ thời hạn tạm giam đối với người bị bắt trong trường hợp này. Vì họ là người đang bị truy nã nên họ phải là bị can, bị cáo hoặc người đang thi hành hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật và việc họ bị truy nã chứng tỏ có căn cứ cho rằng cần phải cách ly họ ra khỏi xã hội trong một thời gian nhất định. Việc họ trốn, dẫn đến phải truy nã đã thể hiện căn cứ tạm giam đối với họ.°
ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL 2/2004

https://svlaw.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết