CÒN ĐÂY LÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG FILE "test n answer" của bạn Kelly Quạ Đen:
7. Một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách vừa là đương sự trong vụ án, vừa là người người đại diện theo uỷ quyền, nếu quyền lợi của họ không đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện.Sai. Dù theo điểm a khoản 1 điều 75 và khoản 2 điều 75 BLTTDS, một người có thể vừa là đương sự vừa có thể là người đại diện theo ủy quyền nếu quyền lợi của họ không đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện, nhưng nếu họ là cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an thì họ không được làm người đại diện theo ủy quyền nữa, điều này được quy định tại khoản 3 điều 75 BLTTDS. Vậy, trong trường hợp này, người này chỉ có thể là đương sự trong vụ án, không được làm người đại diện theo ủy quyền.
8. Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đồng thời là người thân thích của người đại diện cho đương sự.Đúng. Tuy tại khoản 1 điều 46 chỉ quy định trường hợp Thẩm phán phải từ chối hoặc thay đổi nếu là người thân thích của đương sự, không quy định trường hợp Thẩm phán là người thân thích của người đại diện cho đương sự có thay đổi hay không. Trường hợp này sẽ áp dụng khoản 3 điều 46 “có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”. Căn cứ rõ ràng ở đây là mối quan hệ mật thiết, tin tưởng lẫn nhau giữa đương sự và người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền và mối quan hệ thân thích giữa người đại diện cho đương sự và Thẩm phán. Hai mối quan hệ này cho thấy, rất có khả năng Thẩm phán có thể phán xét không khách quan, do người thân thích của mình đang thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng cho đương sự của người đó trong vụ án mà mình xét xử. Do đó, trường hợp Thẩm phán là người thân thích của người đại diện cho đương sự cũng phải từ chối hay thay đổi.
9. Người giám định, người phiên dịch cũng có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự.Sai. Người giám định và người phiên dịch không có nghĩa vụ chứng mình trong tố tụng dân sự. Điều 79 BLTTD quy định những chủ thể có nghĩa vụ chứng minh bao gồm đương sự đưa yêu cầu TA bảo vệ quyền lợi của mình, đương sự phản đối yêu cầu của người khác và cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, Nhà nước, của người khác.
10. Trong mọi trường hợp việc xác định cha, mẹ cho con đều được Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự Sai. Theo điều 27 và 28 BLTTDS, TA chỉ có thể xác định cha mẹ cho con trong trường hợp đó là một tranh chấp về HNGĐ. Mặt khác, có quy định tại
Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký quản lý hộ tịch có quy định sau:
Điều 32. Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp.
2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.
Điều 33. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con.Như vậy, việc nhận cha mẹ con mà ko có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền của UBND xã.
11. Không phải tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều thuộc đối tượng phải chứng minh. Sai. Nếu các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự nhưng lại thuộc những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh quy định tại điều 80 BLTTDS thì tình tiết, sự kiện đó không phải chứng minh.
12. Toà án có thể tự mình đối chất khi thấy cần thiết.Sai. Chỉ khi có yêu cầu của đương sự hoăc mâu thuẫn trong lời khai của đương sự, người làm chứng thì TA mới tiến hành đối chất, điều này được quy định tại khoản 1 điều 88 BLTTDS
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Anh A và chị B kết hôn năm 2000. Sau khi kết hôn anh A, chị B sống cùng bố mẹ anh A tại huyện H, tỉnh N. Năm 2002 anh A, chị B chuyển tới chỗ ở mới ở huyện K, tỉnh N. Do mâu thuẫn vợ chồng năm 2004 chị B bỏ về sống cùng bố mẹ đẻ tại thị xã P, tỉnh N. Năm 2006 chị B có đơn yêu cầu Toà án thị xã P giải quyết việc xin ly hôn với anh A nhưng Toà án này không thụ lý vì cho rằng chị phải yêu cầu Toà án huyện K giải quyết. Hỏi Toà án nào có thẩm quyền thụ lý vụ việc trên? Tại sao?Giải
• Về thẩm quyền theo vụ việc: đây là tranh chấp ly hôn quy định tại khoản 1 điều 27 BLTTDS, do đó tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của TA.
• Về thẩm quyền theo cấp: Vụ án này không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, do đó theo điểm a khoản 1 điều 33 BLTTDS, vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của TA cấp huyện.
• Về thẩm quyền theo lãnh thổ: vụ án này không thuộc trường hợp nguyên đơn lựa chọn thẩm quyền TA theo điều 36 BLTTDS, cũng không thuộc trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu TA nơi nguyên đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án tại điểm b khoản 1điều 35. Do đó, ta áp dụng điểm a khoản 1 điều 35, xác định TA nơi bị đơn cư trú, làm việc là TA có thẩm quyền giải quyết.
Cụ thể trong vụ án này là TAND huyện K, tỉnh N, nơi bị đơn A đang cư trú, là TA có thẩm quyền giải quyết vụ án.
2. Anh A và chị B kết hôn hợp pháp năm 2005. Sau một thời gian chung sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn anh A yêu cầu xin ly hôn với chị B và chia tài sản chung của vợ chồng. Sau khi thụ lý, Toà án tiến hành việc xác minh, thu thập chứng cứ thì được biết vợ chồng A, B có vay của ông M 60 triệu đồng, vay của bà N 40 triệu đồng. Ông M yêu cầu vợ chồng A, B trả số tiền nợ 60 triệu đồng, còn số tiền nợ 40 triệu đồng, bà N không yêu cầu Toà án giải quyết vì nợ chưa đến hạn. Anh (chị) hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?Giải
_A là người yêu cầu xin ly hôn và chia tài sản chung, theo khoản 2 điều 56, ta xác định A là nguyên đơn trong vụ án.
_A yêu cầu ly hôn với B, theo khoản 3 điều 56, xác định B là bị đơn của vụ án.
_Ông M, bà N trong vụ án này không kiện ai, không bị ai kiện nhưng việc giải quyết ly hôn và chia tài sản chung liên quan đến quyền lợi của họ, cụ thể là đến khoản nợ mà ông M và bà N đã cho A và B vay. Do đó, theo khoản 4 điều 56 BLTTDS, ông M và bà N là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
3. Căn nhà cấp 4 trên diện tích đất 250 m2 tại xã Vĩnh Tuy - Thanh Trì - Hà Nội là của ông A và bà B. Ông bà có 5 người con là M, N, P, Q và H. Ông A chết năm 2000, bà B chết năm 2001. Ngày 13/5/2006 M, N viết giấy bán nhà đất cho anh K với giá 420 triệu đồng. Sau khi mua nhà đất do chưa có nhu cầu sử dụng ngay nên anh K đã cho M, N tạm thời quản lý sử dụng. Tháng 6 năm 2007 M, N tuyên bố không bán nhà đất nữa và trả tiền cho K vì P, Q và H không đồng ý bán nhà đất. Ngày 5/7/2007 anh K khởi kiện yêu câù Toà án buộc M, N trả lại nhà đất anh đã mua. Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án trên? Xác định TA có thẩm quyền giải quyết.
Biết K cư trú tại huyện A, Thanh Hóa. Các đứa con ông H đang cư trú tại huyện B, Hà NộiGiải
Về quan hệ pháp luật tranh chấp
_Vụ việc bắt đầu từ việc K khởi kiện yêu cầu TA buộc M, N trả lại nhà đất anh đã mua, tức yêu cầu của K là buộc M, N thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở giữa họ. Vậy đây là tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất, một trong những tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định tại khoản 7 điều 25 BLTTDS.
Quan hệ PL tranh chấp: tranh chấp dân sự, cụ thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Về tư cách chủ thể tham gia tố tụng
_K là người khởi kiện, khi được TA thụ lý, K trở thành nguyên đơn.
_M, N bị K yêu cầu trả lại nhà K đã mua, do đó M, N là bị đơn.
_ P,Q,H trong vụ án này không kiện ai, không bị ai kiện nhưng việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở này liên quan đến quyền lợi của họ, cụ thể là đến di sản mà họ được hưởng do căn nhà tranh chấp là di sản mà cha mẹ của họ để lại. Do đó, theo khoản 4 điều 56 BLTTDS, P,Q,H là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Về TA có thẩm quyền
• Về thẩm quyền theo vụ việc: theo phân tích nói trên, ta suy ra tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của TA.
• Về thẩm quyền theo cấp: vụ án này ko có đương sự hay tài sản ở nước ngoài nên áp dụng điểm a khoản 1 điều 33 BLTTDS xác định TA cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ án
• Về thẩm quyền theo lãnh thổ:
Theo điểm c khoản 1 điều 35 BLTTDS, TA nơi có bất động sản tranh chấp thì có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Thẩm quyền của TA nơi có bất động sản trong tranh chấp bất động sản được ưu tiên hơn so với TA nơi bị đơn cư trú tại điểm a điều luật nói trên.
Vậy TA có thẩm quyền giải quyết là TA huyện Thanh Trì, Hà Nội
XIN MỌI NGƯỜI SỬA LỖI SAI GIÙM VÀ CHO Ý KIẾN NHEN