SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Cash_register Đăng ký
thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Menu-home Home
thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Menu-community Forum

APPS

thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Menu-newcontent Xem nội dung mới
thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Menu-more Lý lịch
thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Menu-reglas Trợ giúp
thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Date Lịch
thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4) Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

thảo luận TTHS chương 5,6 Thứ 3 (27.4)

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ThuyHan

ThuyHan
Moderator
Moderator

CHƯƠNG V: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Khởi tố VAHS là gì? Phân tích nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
2. Trình bày thẩm quyền khởi tố VAHS ?
3. Cơ sở khởi tố vụ án hình sự là gì ? Phân tích các cơ sở khởi tố VAHS theo quy định của Pháp luật TTHS hiện hành.
4. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là gì ? Phân tích căn cứ khởi tố VAHS.
5. Phân tích những căn cứ không được khởi tố VAHS.
6. Vì sao trong một số trường hợp VAHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại ? Hãy nêu những vướng mắc (nếu có) trong quá trình áp dụng những quy định này.
7. Việc khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại có mâu thuẩn với quyền công tố hiện nay không ? Tại sao?
8. Khi kiểm sát hoạt động khởi tố trong TTHS, VKS có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố của HĐXX không ? Tại sao ?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Trong mọi trường hợp việc khởi tố VAHS không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại.
2. Người bị hại có quyền khởi tố vụ án hình trong một số trường hợp luật định?
3. KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng.
4. VKS chỉ được ra quyết định KTVAHS trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố của CQĐT, đơn vị BĐBP, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển và các cơ quan khác của CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra?
5. Trong giai đoạn KTVAHS, VKS không thực hiện quyền công tố?
6. VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định khởi tố không có căn cứ?
7. Mọi hoạt động chứng minh tội phạm chỉ được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền?

III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Những cơ quan sau đây, cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
a. CQTHTT
b. Các cơ quan trong CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
c. Đơn vị BĐBP, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng cảnh sát biển
d. Tất cả các cơ quan trên.
2. Căn cứ khởi tố VAHS là:
a. Tố giác của công dân
b. Tin báo của cơ quan, tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
c. Dấu hiệu phạm tội
d. CQTHTT và các cơ quan khác trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm, người phạm tội đầu thú.
3. Thời hạn ra quyết định khởi tố VAHS và không khởi tố VAHS
a. 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác
b. 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác hoặc tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trong trường hợp đặc biệt thì không quá hai tháng
c. 20 ngày kể từ ngày xác định có dấu hiệu tội phạm
d. 20 ngày kể từ ngày kiểm tra, xác minh xong nguồn tin
4. VKS ra quyết định khởi tố VAHS trong những trường hợp sau:
a. Hủy bỏ quyết định không khởi tố VAHS của CQĐT, đơn vị BĐBP, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
b. HĐXX yêu cầu
c. Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động TTHS mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
d. Câu a, b đều đúng
5. Khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng đối với:
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
d. Cho mọi loại tội phạm
6. CQĐT, VKS, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án mặc dù người bị hại rút yêu cầu khởi tố trong những trường hợp sau:
a. Vì lợi ích chung của xã hội
b. Có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức
c. Người bị hại do có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nên không thể hiện đúng ý chí của mình trong việc rút yêu cầu.
d. Cả a, b, c đều đúng
7. Căn cứ nào sau đây là căn cứ không được khởi tố VAHS:
a. Tội phạm đã được đặc xá
b. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đủ 16 tuổi
c. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết và không tái thẩm đối với người khác.
d. Người mà hành vi của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.
IV. BÀI TẬP
A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với khoản 1 Điều 104 BLHS. B đã làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố A, và CQĐT đã khởi tố VAHS đối với A về tội danh trên. Trong khi VKS đang lập cáo trạng để truy tố bị can A thì B tự nguyện rút đơn yêu cầu. Tuy nhiên, VKS nhận thấy phải tiếp tục tiến hành truy tố và xét xử A để phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy, VKS vẫn giữ nguyên cáo trạng và Tòa án đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên A 1 năm tù giam.
Hỏi:
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, việc làm trên của VKS và Tòa án là đúng hay sai? Tại sao?
Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, B mới rút yêu cầu khởi tố vụ án thì HĐXX sẽ giải quyết như thế nào?

CHƯƠNG VI: ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Điều tra vụ án hình sự là gì? Phân tích nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn điều tra.
2. Trình bày thẩm quyền điều tra vụ án hình sự.
3. Trình bày nội dung các hoạt động nhập, tách vụ án để điều tra và ủy thác điều tra. Qua đó phân tích ý nghĩa các hoạt động này.
4. Phân tích hoạt động hỏi cung bị can.
5. Phân tích hoạt động khám xét, hoạt động đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra.
6. Nêu các hoạt động điều tra mà VKS có quyền trực tiếp tiến hành.
7. Phân tích các trường hợp tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra.
8. Vì sao hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể được thực hiện trước khi khởi tố vụ án hình sự?
9. Phân biệt những trường hợp sau: Phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại.
10. Phân biệt hai hoạt động điều tra: Xem xét dấu vết trên thân thể và khám người.
II. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Mọi trường hợp thường dân phạm tội đều do CQĐT thuộc lực lượng CAND điều tra.
2. Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án.
3. Trong mọi trường hợp kết thúc điều tra, CQĐT phải ra bản kết luận điều tra.
4. Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án là cơ quan có thẩm quyền khởi tố bị can.
5. Tất cả các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án thì có quyền khởi tố bị can.
6. Mọi hoạt động điều tra đều phải có người chứng kiến.
7. Mọi hoạt động điều tra đều phải lập thành biên bản.
8. Việc ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa các CQĐT trong nước với nhau.
9. Trong mọi trường hợp thời hạn tạm giam để điều tra luôn ngắn hơn thời hạn điều tra.
10. VKS không được quyền ra quyết định khởi tố bị can.
11. Kiểm sát viên, trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành tất cả các hoạt động điều tra.
12. Những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét thì có quyền ra lệnh kê biên tài sản.
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
b. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra.
c. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra
d. Cả a và b đều đúng.
e. Cả a, b, c đều đúng.
2. Trong trường hợp cần thiết, KSV có thể trực tiếp tiến hành những hoạt động điều tra nào sau đây:
a. Khởi tố, hỏi cung bị can.
b. Nhận dạng.
c. Lấy lời khai, thực nghiệm điều tra.
d. Cả a và c đúng.
3. Cần phải có người chứng kiến khi tiến hành những hoạt động điều tra sau:
a. Hỏi cung bị can
b. Lấy lời khai
c. Đối chất
d. Nhận dạng
4. Việc ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa những cơ quan nào sau:
a. CQĐT với CQTHTT khác
b. CQĐT này với CQĐT khác
c. CQĐT với VKS, đơn vị BĐBP, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển
d. CQĐT này với CQĐT khác nhưng phải cùng cấp với nhau.
5. Trong trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của:
a. CQĐT
b. VKS
c. Tòa án
d. Cơ quan y tế
6. Người bắt buộc phải có mặt khi khám nghiệm hiện trường:
a. Điều tra viên, Kiểm sát viên
b. Người chứng kiến
c. Bị can, người bị hại, người làm chứng
d. Cả a và b đều đúng
7. Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt khi tiến hành những hoạt động điều tra sau:
a. Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
b. Hỏi cung bị can, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
c. Thực nghiệm điều tra, khám nghiệm tử thi
d. Hỏi cung bị can khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra.

IV. BÀI TẬP
1. Nguyễn Văn A là quân nhân thuộc đơn vị Q được về nghỉ phép tại huyện X. Khi nghỉ phép, A đã rủ B là dân thường trong cùng huyện X đi cướp tài sản của C, là người trong cùng huyện X.
Hỏi: Vụ án này do cơ quan nào có thẩm quyền điều tra.? Tại sao?
2. A và B phạm tội hiếp dâm trẻ em (C là nạn nhân). Vụ án được khởi tố, trong quá trình điều tra, phát hiện A bị mắc bệnh hiểm nghèo và có giấy chứng nhận của hội đồng giám định pháp y. B là người bình thường và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Hỏi: Cơ quan điều tra sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này.
Tình tiết bổ sung thứ nhất
Trong quá trình điều tra vụ án, khi tiến hành lấy lời khai của A, Điều tra viên đã không mời cha mẹ C tham dự. Nhưng sau đó, Điều tra viên lại yêu cầu cha mẹ C ký tên vào biên bản lấy lời khai.
Giả sử trong quá trình cứu hồ sơ vụ án, VKS phát hiện được tình tiết trên.
Hỏi: VKS sẽ xử lý như thế nào?
Tình tiết bổ sung thứ hai
CQĐT gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ để quyết định việc truy tố, VKS phát hiện B còn phạm thêm tội cướp tài sản.
Anh (Chị) hãy nêu hướng giải quyết của VKS khi gặp trường hợp này?
Tình tiết bổ sung thứ ba
Sau khi quyết định truy tố bị can bằng bảng cáo trạng, thì A chết, B bỏ trốn và không biết đang ở đâu.
Hãy nêu hướng giải quyết của VKS trong trường hợp này?

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

Cảm ơn bạn Hân.
Làm vài câu trắc nghiệm

ThuyHan đã viết:CHƯƠNG V: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT

III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Những cơ quan sau đây, cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
a. CQTHTT
b. Các cơ quan trong CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
c. Đơn vị BĐBP, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng cảnh sát biển
d. Tất cả các cơ quan trên.
2. Căn cứ khởi tố VAHS là:
a. Tố giác của công dân
b. Tin báo của cơ quan, tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
c. Dấu hiệu phạm tội
d. CQTHTT và các cơ quan khác trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm, người phạm tội đầu thú.
3. Thời hạn ra quyết định khởi tố VAHS và không khởi tố VAHS
a. 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác
b. 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác hoặc tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trong trường hợp đặc biệt thì không quá hai tháng
c. 20 ngày kể từ ngày xác định có dấu hiệu tội phạm
d. 20 ngày kể từ ngày kiểm tra, xác minh xong nguồn tin
4. VKS ra quyết định khởi tố VAHS trong những trường hợp sau:
a. Hủy bỏ quyết định không khởi tố VAHS của CQĐT, đơn vị BĐBP, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
b. HĐXX yêu cầu
c. Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động TTHS mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
d. Câu a, b đều đúng
5. Khởi tố VAHS theo yêu cầu của người bị hại chỉ áp dụng đối với:
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
d. Cho mọi loại tội phạm
6. CQĐT, VKS, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án mặc dù người bị hại rút yêu cầu khởi tố trong những trường hợp sau:
a. Vì lợi ích chung của xã hội
b. Có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức
c. Người bị hại do có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nên không thể hiện đúng ý chí của mình trong việc rút yêu cầu.
d. Cả a, b, c đều đúng
7. Căn cứ nào sau đây là căn cứ không được khởi tố VAHS:
a. Tội phạm đã được đặc xá
b. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đủ 16 tuổi
c. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết và không tái thẩm đối với người khác.
d. Người mà hành vi của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.
ĐÁP ÁN
Code:

1.D - 2.C - 3.B - 4.D - 5.B - 6. B - 7.D

III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
b. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra.
c. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra
d. Cả a và b đều đúng.
e. Cả a, b, c đều đúng.
2. Trong trường hợp cần thiết, KSV có thể trực tiếp tiến hành những hoạt động điều tra nào sau đây:
a. Khởi tố, hỏi cung bị can.
b. Nhận dạng.
c. Lấy lời khai, thực nghiệm điều tra.
d. Cả a và c đúng.
3. Cần phải có người chứng kiến khi tiến hành những hoạt động điều tra sau:
a. Hỏi cung bị can
b. Lấy lời khai
c. Đối chất
d. Nhận dạng
4. Việc ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa những cơ quan nào sau:
a. CQĐT với CQTHTT khác
b. CQĐT này với CQĐT khác
c. CQĐT với VKS, đơn vị BĐBP, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển
d. CQĐT này với CQĐT khác nhưng phải cùng cấp với nhau.
5. Trong trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của:
a. CQĐT
b. VKS
c. Tòa án
d. Cơ quan y tế
6. Người bắt buộc phải có mặt khi khám nghiệm hiện trường:
a. Điều tra viên, Kiểm sát viên
b. Người chứng kiến
c. Bị can, người bị hại, người làm chứng
d. Cả a và b đều đúng
7. Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt khi tiến hành những hoạt động điều tra sau:
a. Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
b. Hỏi cung bị can, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
c. Thực nghiệm điều tra, khám nghiệm tử thi
d. Hỏi cung bị can khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra.


ĐÁP ÁN
Code:
1.D - 2.D - 3.D - 4.B - 5.A - 6.D - 7.A

https://svlaw.forumvi.com

phuongnvp

phuongnvp
Member
Member

thanks

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết