SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Cash_register Đăng ký
tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Menu-home Home
tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Menu-community Forum

APPS

tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Menu-newcontent Xem nội dung mới
tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Menu-more Lý lịch
tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Menu-reglas Trợ giúp
tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Date Lịch
tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

tài liệu cho anh em chuẩn bị kiểm tra môn công pháp quốc tế và một số câu hỏi

+20
que_iem
minh khanh
Viettram
svlaw
chip_hoi_ins
LaNina
nghoanggiao
hanhnv7
waden
Leader
auto
ha_tran08
SuperAdmin
qaqt
luckystar
aquamarine
thanh_datdh
leanhasbatdiet
MrUtem
Nam Nguyen Gia
24 posters

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu



BỘ CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH VÀ TỰ LUẬN


1. Mọi Quan hệ pháp luật có sự tham gia của Quốc gia thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế?

2. Thoả thuận là con đường duy nhất để hình thành Luật Quốc tế?

3. Trong Luật Quốc tế không có các biện pháp chế tài?

4. Nguồn của Luật Quốc tế là sự thể hiện bằng văn bản những thoả thuận giữa các chủ thể của Luật Quốc tế?

5. So với Tập quán Quốc tế, Điều ước Quốc tế có ưu thế hơn?

6. Tất cả đại diện của các Quốc gia khi ký kết Điều ước Quốc tế, bắt buộc phải có thư uỷ quyền?

7. Mọi sự thoả thuận giữa các chủ thể Luật Quốc tế đều là các Điều ước Quốc tế?

8. Mọi Điều ước Quốc tế đều là sự thoả thuận?

9.Tất cả các Điều ước Quốc tế đều phải trải qua các giai đoạn ký kết giống nhau?

10.Quốc gia đã ký kết Điều ước Quốc tế có nghĩa vụ phải phê chuẩn Điều ước Quốc tế đó?

11.Điều ước Quốc tế cần phải phê chuẩn là những Điều ước Quốc tế đa phương?

12.Việc phê chuẩn Điều ước Quốc tế chỉ phát sinh hiệu lực nếu như tất cả quốc gia đã ký kết phê chuẩn Điều ước Quốc tế đó?

13.Phê duyệt là bước tiếp theo của phê chuẩn?

14.Bảo lưu là 1 giai đoạn của quá trình ký kết ĐƯQT?

15.ĐƯQT có hiệu lực kể từ khi phê chuẩn?

16.ĐƯQT có hiệu lực kể từ khi ký chính thức?

17.Luật Quốc Tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia?

18.Tất cả các ĐƯQT đều được xây dựng trên cơ sở các tập quán quốc tế?

19.Khi có tranh chấp các bên có nghiã vụ phải đưa ra trước Tòa Án quốc tế để gỉai quyết?

20.Trong mọi trường hợp các Quốc gia không có quyền sử dụng vũ lực với nhau?

21.Tổ chức quốc tế liên chính phủ là 1 chủ thể hạn chế của Luật Quốc Tế?

22.Công nhận không phải là 1 nghĩa vụ của các chủ thể Luật Quốc Tế?

23.Công nhận quốc tế không đặt ra đối với chính phủ mới?

24.Một quốc gia là chủ thể của Luật Quốc Tế khi quốc gia đó được sự công nhận của các quốc gia khác?

25.Các tổ chức quốc tế khác nhau có các quyền năng chủ thể khác nhau?

26.Hiến chương LHQ là hiến pháp của cộng đồng quốc tế?

27.Các nguyên tắc cơ bản của LQT hiện đại là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của LQT?

28.Nguyên tắc cơ bản của LQT là quy phạm pháp luật quốc tế?

29.Thể nhân và pháp nhân là chủ thể của LQT?

30.Quyền năng chủ thể LQT dựa trên sự công nhận của các quốc gia?

31.Quyền năng chủ thể của 1 chủ thể LQT do chủ thể đó tự quy định?

32.Nghị quyết của tổ chức quốc tế không phải là nguồn của LQT?

33.Tuyên bố bảo lưu ĐƯQT chỉ thực hiện khi điều ước đó đã có hiệu lực?

34.Bảo lưu ĐƯQT là 1 quyền tuyệt đối?

35.Huỷ bỏ ĐƯQT với bãi bỏ ĐƯQT là giống nhau?

36.Rebus sic stantibus là điều kiện bất hợp pháp để chấm dứt hiệu lực của ĐƯQT?

37.Dân cư của một quốc gia là những người có quốc tịch của quốc gia đó?

38.Đường biên giới quốc gia do mỗi quốc gia tự quy định?

39.Đường biên giới trên bộ và đường biên giới trên biển là khác nhau?

40.Quốc gia không có thẩm quyền tuyệt đối với các bộ phận của lãnh thổ?

41.Tất cả các tầu thuyền của nhà nước đều được quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán?

42.Thềm lục địa có chiều rộng tối đa là 350 hải lý?

43.Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia?

44.Vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế?

45.Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý?

46.Quyền qua lại vô hại được áp dụng cho tất cả các loại tầu thuyền?

47.Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển đặc thù, không phải là lãnh hải, cũng không phải là công hải?

48.Chế độ pháp lý của nội thủy và lãnh hải là giống nhau?

49.Cơ quan quan hệ đối ngoại là cơ quan thực hiện chức năng ngoại giao?

50.Cơ quan quan hệ lãnh sự là một cơ quan đại diện ngoại giao và đặt tại một khu vực nhất định?

51.Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại và đặt tại một khu vực lãnh thổ nhất định?

52.Viên chức ngoại giao nếu là công dân của nước nhận đại diện hoặc thường trú ở đó sẽ những hạn chế hơn so với viên chức ngoại giao là công dân của nước cử đến?

53.Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ trong mọi trường hợp?

54.Hàm ngoại giao khác với chức vụ ngoại giao?

55.Khi người đứng đầu cơ quan ngoại giao bị tuyên bố bất tín nhiệm thì cơ quan đại diện ngoại giao chấm dưt hoạt động?

56.Một viên chức ngoại giao không thể tự mình tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ mà họ được hưởng?

Câu 57: Anh chị hãy chứng minh quyền tài phán của quốc gia đối với vùng biển càng giảm khi càng ra xa bờ.

Câu 58:So sánh quan hệ goại giao và quan hệ lãnh sự?

Câu 59:So sánh cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự?

Câu 60:So sánh giữa quyền ưu đãi ngoại giao và quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự?

Câu 61:So sánh phạm vi hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao với cơ quan lãnh sự?

Câu 62:So sánh biên giới quốc gia trên bộ và biên giới quốc gia trên biển?

Câu 63:So sánh quyền ưu đãi, miễn trừ của nhân viên ngoại giao và nhân viên lãnh sự?

Câu 64:Luật Quốc Tịch Việt Nam chỉ thừa nhận nguyên tắc huyết thống?

Câu 65:Người không có quốc tịch là người bị tước quốc tịch?

Câu 66:Đường biên giới quốc gia trên biển là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải?

67: Đường biên giới quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2 quốc gia liên quan thỏa thuận?

68: Đường cơ sở là rang giới phía trong của thềm lục địa?

69: Vùng nôi thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là lãnh thổ của quốc gia ven biển?

70: Thềm lục địa pháp lý có thể trùng với thềm lục địa địa chất?

71: Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia?

72: Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh hải là giống nhau?

73: So sánh luật quốc tế và luật quốc gia?

74: So sánh các biện pháp cưỡng chế trong Luật Quốc Tế và Luật Quốc Gia?

75: Phân tích mối quan hệ giữa Điều Ước Quốc Tế và Tập Quán Quốc Tế?

76: Phân tích mối quan hệ giữa Luật Quốc Tế và Luật Quốc Gia?

77.Phân tích mối quan hệ giữa Luật Quốc Gia và Luật Quốc Tế?

78.Tại sao Quốc Gia là chủ thể đầu tiên, cơ bản và chủ yếu của Luật Quốc Tế?

79.Tại sao tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể hạn chế của Luật Quốc Tế?

80.Tại sao tổ chức quốc tế liên chính phủ không được coi là chủ thể của Luật Quốc Tế hiện đại?

81.Phân biệt công nhận quốc gia mới với công nhận chính phủ mới?

82.So sánh tuyên bố bảo lưu và tuyên bố giải thích điều ước quốc tế do các quốc gia đưa ra?

83.Trình bày khái niệm và phân tích đặc điểm của Luật Quốc Tế?

84.Trình bày những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc Tế?

85.Hiệu lực ĐƯ QT theo space và time?

86.ĐƯ QT hết hiệu lực?

87.ĐƯ QT vô hiệu?

88.Khi nào một tổ chức quốc tế liên chính phủ có được tư cách của chủ thể Luật Quốc Tế?

89.Tư cách chủ thể Luật Quốc Tế của các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết?

90.Trình bày các phương pháp công nhận quốc gia mới và hậu quả pháp lý của việc công nhận?

91.Điều ước Quốc tế nguồn cơ bản của Luật Quốc Tế?

92.Phân biệt Tổ Chức Quốc Tế liên Chính Phủ và phi Chính Phủ?

93.Đặc điểm của các TCQT liên Chính Phủ?

94.Nêu các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ Quốc Tế?

95.Ký kết, phê duyệt, phê chuẩn ĐƯ QT?

96.Điều kiện để ĐƯ QT là nguồn của LQT?

97.Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của ĐƯ QT?

98.Bảo lưu ĐƯ QT là 1 quyền hay một sự ưu tiên? Thực tiển đối với Việt Nam?

99.Phân biệt tuyên bố bào lưu với tuyên bố giải thích ĐƯ QT?

100.Khái niệm, đặc trưng cơ bản của LQT hiện đại?

101.Nguồn của LQT hiện đại?

102.Trình bày nội dung nguyên tắc giải quyết tranh chấp QT bằng biện pháp hòa bình?

103.Trình bày nội dung và những trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc pecta sunt servanda?



Được sửa bởi Leo Bomba ngày Wed Aug 24, 2011 5:51 pm; sửa lần 2.

https://svlaw.forumvi.com

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

Câu 104: Ranh giới giữa vùng biển thuộc lãnh thổ quốc gia và vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền được xác định như thế nào?
câu 105. Các yếu tố để công nhận 1 nước là quốc gia? phân biệt các yếu tố này và yếu tố chủ quyền ?
câu 106. Cơ quan giải quyết tranh chấp của Liên Hợp Quốc?
câu 107. Việt Nam đã công nhận Đài Loan chưa? Vì sao?
Câu 108: Ranh giới giữa vùng biển thuộc lãnh thổ quốc gia và vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền được xác định như thế nào?
câu 109. Trình bày các cách xác định đường cơ sở (ĐCS) theo Công ước Luật Biển 1982 ?
câu 110. So sánh quy chế pháp lý của vùng nội thủy và vùng lãnh hải ? Kể tên 1 số hành vi thể hiện quyền tài phán của QG đối với vùng lãnh hải của nước mình ?
câu 111:phân biệt chủ quyền quốc gia ở lãnh hải và nội thuỷ
câu 112 : khi tàu thuyền nước ngoài đi vào lãnh hải thì phải xin phép cơ quan nào, thời gian là bao nhiêu lâu.
câu 113. các cách xác định quốc tịch của cá nhân?
- thủ tục điều kiện xin gia nhập quốc tịch
- phục hồi quốc tịch # xin gia nhập quốc tịch lần đầu ntn? tại sao thủ tục phục hồi quốc tịch lại đơn jản hơn?
- các TH mất quốc tịch?tước quốc tịch khác các TH mất quốc tịch khác ntn? có áp dụng tước quốc tịch với người đang sinh sống trên lãnh thổ quốc gia đó ko? tại sao?
Câu 114: Trình bày quyền ưu đãi miễn trừ của các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao
câu 115: So sánh với quyền ưu đãi miễn trừ của thành cơ quan đại diện lãnh sự?
Phân tích các trường hợp ưu đãi miễn trừ xét xử về hình sự; dân sự và xử phạt hành chính của viên chức cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức cơ quan đại diện lãnh sự?
Chiều rộng lãnh hải? Vùng tiếp giáp lãnh hải? Thềm lục địa? Chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trên các vùng đó?
Câu 116: Thềm lục địa pháp lý có thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển không? Tại sao?
Câu117 - Căn cứ để xác định thềm lục địa?
- Có mấy phương pháp xác định đường cơ sở? VN sử dụng phương pháp nào?


Ngoài ra các bạn có thể xem thêm một số đề thi và tài liệu trong topic
__________________
[You must be registered and logged in to see this link.]

https://svlaw.forumvi.com

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

mong mọi người đọc xong thì để lại ý kiến cho anh em tham khảo

https://svlaw.forumvi.com

MrUtem

MrUtem
Đẳng cấp: sát thủ, sinh lực 150, vũ khí: dùi thép
Đẳng cấp: sát thủ,   sinh lực 150,    vũ khí:  dùi thép

Cái này mà thi đề đóng thì thật sự bó tay rồi !!!

leanhasbatdiet

leanhasbatdiet
Moderator
Moderator

thanks admin nhìu. tài liệu cực kì hữu ích. I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you I love you

thanh_datdh

thanh_datdh
S-MOD
S-MOD

admin tot wa....thanks nhiu nha lol!

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

sao chưa thấy ai làm vậy cà?

https://svlaw.forumvi.com

aquamarine

avatar
Member
Member

Bạn nào có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 mà dạng Word chứ không phải pdf thì cho mình xin gấp nha. Cám ơn nhiều. Smile

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

aquamarine đã viết:Bạn nào có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 mà dạng Word chứ không phải pdf thì cho mình xin gấp nha. Cám ơn nhiều. Smile

bạn aquamarine có thể click vào đường link ở phía dưới để tải vể (bảo đảm 100% word)
[You must be registered and logged in to see this link.]
222 mm

https://svlaw.forumvi.com

aquamarine

avatar
Member
Member

Ah cám ơn Admin nhiều nhiều! Mà hình như file Word có lược bỏ bớt thì phải (có 41 trang àh), còn trong khi cái file pdf mình down về tới 220 trang lận. Dù sao cũng cám ơn Admin lần nữa. Smile

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

Bạn aqua thân mến
cái five pdf hôm trước mình gửi là do đứa bạn bên trường học viện kỹ thuật quân sự gửi tặng. Còn cái five word này là do cô Huyền gửi cho lớp mình đó. Cô nói chỉ có phần trích này là học được rồi. 222 kk vv

https://svlaw.forumvi.com

luckystar

luckystar
Thành viên cấp 4
Thành viên cấp 4

Anh em vào làm rồi còn thảo luận với nhau nào ^ ^

qaqt

qaqt
Member
Member

Very Happy Cám ơn Admin nhiu nhiu nha!
Nhưng sao may cái đường link mấy bạn cho để tải van bản minh ko tải đc vậy? Mình gà quá, chỉ giùm mình với nha! thanks I love you

luckystar

luckystar
Thành viên cấp 4
Thành viên cấp 4

hehe chẳng biết gì môn này mà si có 1 câu giỏi hông Razz

luckystar

luckystar
Thành viên cấp 4
Thành viên cấp 4

Chúng ta nên tuyên dương bạn Nam share tài liệu rất hữu ích cho anh em trúng tủ kaka lol! lol!

qaqt

qaqt
Member
Member

Nhờ làm bài Admin cho trước đc mấy câu mà hôm nay làm bài thấy tự tin hẳn, số câu hỏi này còn để dùng ôn thi hết môn nữa, tất cả là nhờ có Admin chăm chỉ! Cả lớp mình phải cám ơn Admin bằng cái gì cho xứng đáng nhỉ? Question

SuperAdmin

SuperAdmin
Moderator
Moderator

hay we'.thank!!!!!!! 111 lol!

ha_tran08

ha_tran08
Đẳng cấp: member vip .sinh lực: 10 . vũ khí : tên lửa
Đẳng cấp: member vip .sinh lực: 10 . vũ khí : tên lửa

mọi người ơi, câu 8. 26.28 đáp án là gì vậy?

auto

auto
Thành viên cấp 2
Thành viên cấp 2

ha_tran08 đã viết:mọi người ơi, câu 8. 26.28 đáp án là gì vậy?
theo mình nghĩ 3 câu đều sai
câu 8: theo định nghĩa thì điều ước quốc tế là sự thỏa thuận (nhưng sự thỏa thuận này lại bị hạn chế do 2 yếu tố là nguyên tắc cơ bản buộc phải tuân theo nên thỏa thuận phải ko trái ngtắc cơ bản, thứ 2 trường hợp vn gia nhập wto vn có được thỏa thuận ko)
câu 26: ko thể là hp được vì hiến chương chẳng qua là điều ước đa phương toàn cầu và là cơ sở pháp lý cho liên hợp quốc thôi.
câu 28:quy phạm pl có thể có ngtắc cơ bản hoặc ko nhưng phải dựa trên nền tảng ngtắc co ban và ko được làm trái nó.
trên đây là ý kiến of mình theo bạn hà thì thấy ntn?

ha_tran08

ha_tran08
Đẳng cấp: member vip .sinh lực: 10 . vũ khí : tên lửa
Đẳng cấp: member vip .sinh lực: 10 . vũ khí : tên lửa

cảm ơn auto vì câu trả lời nhé, nhưng H thấy phần giải thích của auto chưa hợp lí lắm, vì câu 8 nếu lấy vd là khi VN gia nhập vào WTO thì không hợp lí đâu, vì yêu cầu "mọi ĐƯQT đều dựa trên cơ sở thoả thuận" đâu có áp dụng cho quốc gia gia nhập ĐƯ, chỉ áp dụng đối với các chủ thể sáng lập thôi chứ. đúng không nè!(túm lại câu này đến h Hà vẫn chưa biết giải thích sao cả)
câu 26. uh đồng ý sai, vì không thấy có văn bản nào quy định Hiến chương LHQ là hiến pháp chung của các quốc gia cả. nhỉ?
câu 28: các nguyên tắc cơ bản của LQT ko phải là quy phạm Luật QT vì quy phạm của luật phải có một hoặc các bộ phận giả định, quy định, chế tài. mà các nguyên tắc thì không có, chúng chỉ đóng vai trò định hướng, chỉ đạo cho LQT mà thôi.
bà con xem rồi góp ý nhé!

auto

auto
Thành viên cấp 2
Thành viên cấp 2

ha_tran08 đã viết:cảm ơn auto vì câu trả lời nhé, nhưng H thấy phần giải thích của auto chưa hợp lí lắm, vì câu 8 nếu lấy vd là khi VN gia nhập vào WTO thì không hợp lí đâu, vì yêu cầu "mọi ĐƯQT đều dựa trên cơ sở thoả thuận" đâu có áp dụng cho quốc gia gia nhập ĐƯ, chỉ áp dụng đối với các chủ thể sáng lập thôi chứ. đúng không nè!(túm lại câu này đến h Hà vẫn chưa biết giải thích sao cả)
câu 26. uh đồng ý sai, vì không thấy có văn bản nào quy định Hiến chương LHQ là hiến pháp chung của các quốc gia cả. nhỉ?
câu 28: các nguyên tắc cơ bản của LQT ko phải là quy phạm Luật QT vì quy phạm của luật phải có một hoặc các bộ phận giả định, quy định, chế tài. mà các nguyên tắc thì không có, chúng chỉ đóng vai trò định hướng, chỉ đạo cho LQT mà thôi.
bà con xem rồi góp ý nhé!
theo mình hiểu thì câu 8 ko ổn cho lắm vì ở đây đề cho rằng "Mọi Điều ước Quốc tế đều là sự thoả thuận" có lẽ ko chính xác cho lắm cho nên sửa là mọi điều ước quốc tế đều đựa trên cơ sở thỏa thuận thì chính xác hơn. vì mặc dù điều ước quốc tế có dựa trên cơ sở thỏa thuận đi nữa cũng phải tuân theo nguyên tcắ cơ bản của luật quốc tế... lol! thanks bạn hà đã đóng góp ý kiến.

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

bài làm phần công pháp quốc tế 1 ?(bài làm chỉ mang tình tham khảo chứ ko phải đáp án - các bạn check rồi cho ý kiến)
1) sai. trong 1 số trường hợp nó co`1 sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế chứ ko phải là luật quốc tế.
2) sai. vì luật quốc tế còn hình thành trên cơ sở xây dựng và thừa nhận từ các tập quán quốc tế.
3) sai.khi cần thiết thì thì có thể thực hiện những biện pháp cưỡng chế tập thể hoặc cá thể do chính các chủ thể luật quốc tế thi hành.
4)sai. vì nguồn của luật quốc tế là tập quán quốc tế ko cần thể hiện bằng văn bản.
5) đúng. nếu trong thực tiễn thì câu này đúng.vì do điều ước qt thể hiện bằng văn bản nên rõ ràng hơn tập quán, chình xác, minh bạch, cụ thể hơn; hình thành nhanh chong1 (nếu xét trên cơ sở lý luận thì khi tập quán và điều ước mâu thuẫn thì cơ quan có thẩm quyền có thể lựa chọn 1 trong 2 để áp dung-> như vậy còn phụ thuộc vào cq có thẩm quyền).
6) sai.trường hợp đại diện đương nhiên thì ko cần thư ủy quyền.(vd: nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu cq đại diện ngoại giao...).
7)sai )vì trong 1 số thỏa thuận ko phải là điều ước như thỏa thuận giữa 2 qgia về viện trợ, giúp đỡ về đáo tạo giáo dục...(hoặc thỏa thuận hợp tác xuất khẩu lao động giữa 2 nước...) và để là điều ước phải thỏa mãn các điều kiện của moty61 duqt.
8)ko chính xác(hỏi thầy Phước rồi: đề bài ko chính xác).
9).sai.có những điều ước quốc tế ký tượng trưng là khỏi cần ký chính thức với dkiện là có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, có điều ước cần phải lý chính thức mới có hiệu lực( nếu du ko quy định trình tự, thủ tục khác,) có điều ước sau khi kí kết còn phải trhông qua phê chuẩn , phê duyệt.
10)sai. khi ký chính thức mà điều ước ko quy định trình tự thủ tục khác thì khỏi cần phê chuẩn.
11)sai. vì những loại điều ước qt cần phê chuẩn gồm: đựa trên sự thỏa thuận của các bên; do luật trong nước quy định. có` thể viện dẫn thêm điều 31 luật kí kết gia nhập của VN
12)sai. vì nếu đó là du quốc tế song phương thì đúng, nhưng trong duqt đa phương thì n ếu 1 quốc gia ko thừa nhận, phê chuẩn thì ko có hiệu lực đối với quốc gia đó thôi.
13) sai. vì 2 cái này độc lập với nhau.
14)sai. ko phải quá trình kí kết duqt nào cũng cần bảo lưu.
15) sai một số điều ước qt có hiệu lực ngay khi ký chính thức nếu duqt ko quy định trình tự thủ tục khác.
16) sai.với điều kiện trong duqt ko quy định trình tự thủ tục #.
17)sai. vì luật qt cón điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể khác của luật quốc tế như (tổ chức quốc tế liên cp, các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết....)
18)sai. nó còn dc xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật, nguyên tác cơ bản...
19) sai. theo điều 33 hiến chương thì các bên có thể lựa chọn các hthức sau: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giả, trọng tài, tòa an,....
20)sai. khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia có quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể chjo đến khi hđba áp dụng biện pháp hòa bình (hnhư điều 51 hiến chương thì phải).
21)đúng. vi
Chủ thể của luật quốc tế hiện đại là một thực thể đang tham gia quan hệ pháp lí luật quốc tế một cách độc lập có đầy đủ quyền & nghĩa vụ pháp luật quốc tế đồng thời phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế một cách độc lập do chính hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây ra trên cơ sở các qui phạm pháp luật quốc tế.
Luật quốc tế công nhận quốc gia là chủ thể chủ yếu của luật quốc tế, bên cạnh đó còn các tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập & tư cách chủ thể Vatican cũng được xem là chủ thể luật quốc tế, trong đó tổ chức liên chính phủ là chủ thể phái sinh, thứ sinh không có chủ quyền vì những lý do sau:
Tổ chức liên chính phủ được thành lập do sự thỏa thuận của các quốc gia, tư cách chủ thể của các tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm các văn bản, hiến chương, điều lệ phát sinh hiệu lực.
Quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ không giống nhau, quyền năng đó dựa trên các văn bản, hiến chương điều lệ,quy chế của các tổ chức đó.
Các tổ chức liên chính phủ xuất hiện & tồn tại do các quốc gia thành lập nên, không tự nhiên mà có, mà do thỏa thuận của các quốc gia có chủ quyền với nhau.Các quốc gia thỏa thuận thành lập cũng như thỏa thuận, quyền & nghĩa vụ của các tổ chức liên chính phủ phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản luật quốc tế hiện đại. Vì chỉ được xem là chủ thể của luật quốc tế hiện đại khi các tổ chức này được thanh lập phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
Các tổ chức liên chính phủ được thành lập nhằm những mục đích nhất định & trong những lĩnh vực họat động, phạm vi họat động của tổ chức đó do các quốc gia thành viên qui định cho nó. Vì mỗi tổ chức liên chính phủ chỉ giải quyết một công việc cụ thể & trong khuôn khổ sự thỏa thuận của các quốc gia giao cho nó.
 Là chủ thể chuyên biệt bởi vì nó chỉ họat động gói ghém trong phạm vi hiến chương điều lệ của tổ chức đó qui định, nếu họat động ra ngoài điều lệ thì vi phạm hiến chương điều lệ của tổ chức, họat động trong một số lĩnh vực chuyên môn, trong lĩnh vực họat động nhất định.
 Là chủ thể hạn chế luật quốc tế bởi vì chủ thể nó rộng lớn nhưng không thể so sánh với chủ thể của luật quốc gia.
 Là chủ thể không có chủ quyền của luật quốc tế bởi vì tổ chức quốc tế liên chính phủ không phải là chủ thể có chủ quyền của luật quốc tế, vì chủ quyền quốc gia là chủ quyền độc lập trong luật quốc tế mà tổ chức liên chính phủ không thể có được chủ quyền đó.
Tư cách chủ thể của tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm khi các văn bản hiến chương, điều lệ phát sinh hiệu lực.
Tư cách chủ thể luật quốc tế cũng nằm trong hai phạm trù năng lực pháp luật & năng lực hành vi, tuy nhiên quyền năng chủ thể được gọi là thuộc tính tự nhiên vốn có của quốc gia, bởi vì sự tồn tại của nó khẳng định tư cách chủ thể, không cần bất kì một sự cộng nhận nào.
Quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ nó không dựa vào thuộc tính “ tự nhiên “ vốn có như quốc gia mà quyền năng này được ghi nhận ngay chính trong hiến chương, điều lệ thành lập nên tổ chức do các quốc gia thỏa thuận thành lập.

22)đúng. đây chỉ là hành vi pháp lý đơn phơn của chủ thể đó thôi.
23)sai. nó chỉ ko đặt ra đói với chính phủ dejure nhưng vẫn đặt ra đói với cp de facto.
24)sai.
25)đúng. vd: wto . unesco, .. có quyền năng khác nhau....
26) sai.hnhu có người giải thích rồi.
27)
28)sai. có người giải thích rời.
29)sai.
Theo các nhà làm luật quốc tế thì chủ thể luật quốc tế hiện đại là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ & Vatican. Ngoài 4 chủ thể trên luật quốc tế hiện đại không có chủ thể nào khác. Vì vậy thể nhân, pháp nhân không được xem là chủ thể luật quốc tế hiện đại .
Nói thể nhân, pháp nhân không được xem là chủ thể luật quốc tế hiện đại vì những lý do sau:
 Các tổ chức liên chính phủ xuất hiện & tồn tại do các quốc gia thành lập nên, không tự nhiên mà có, mà do thỏa thuận của các quốc gia có chủ quyền với nhau. Các quốc gia thỏa thuận thành lập cũng như thỏa thuận, quyền & nghĩa vụ của các tổ chức liên chính phủ phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản luật quốc tế hiện đại. Tư cách chủ thể của tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm khi các văn bản hiến chương, điều lệ phát sinh hiệu lực.
 Quyền năng chủ thể có giới hạn được gọi là chủ thể hạn chế, vì vậy các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ có quyền năng chủ thể luật quốc tế không giống nhau
 Là chủ thể không có chủ quyền của luật quốc tế bởi vì tổ chức quốc tế liên chính phủ không phải là chủ thể có chủ quyền của luật quốc tế, vì chủ quyền quốc gia là chủ quyền độc lập trong luật quốc tế mà tổ chức liên chính phủ không thể có được chủ quyền đó.
Trong quan hệ pháp luật quốc tế là quan hệ bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia với nhau vì khi ngồi vào bàn đàm phán thỏa thuận ký kết điều ước quốc tế các quốc gia đều là những con người cụ thể, đây là những người được quốc gia giao cho họ, ủy quyên cho họ được xây dựng nên những qui phạm pháp luật quốc tế. Đây là những con người luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, không tính đến lợi ích cá nhân .Nếu con người đó vượt qua thẩm quyền được quốc gia giao cho họ thì những điều ước quốc tế sẽ không đựơc thực hiện .
Thể nhân, pháp nhân chỉ là người đại diện một tổ chức nào đó, người này hoạt động nhân danh cho một nhóm người, một tổ chức phi chính phủ, nhóm người này không có tư cách chủ thể luật quốc tế, không thể ngang hàng với quốc gia được. Như vậy thể nhân, pháp nhân không xếp ngang hàng với quốc gia cho nên nó không là chủ thể luật quốc tế hiện đại. Với những lý lẽ trên, tổ chức liên chính phủ là chủ thể phái sinh, thứ sinh & chủ thể hạn chế không có chủ quyền
30) saisai. trên sự thỏa thuận.
31)sai vì do các quốc gia thỏa thuận chứ ko do 1 quốc gia quy định.
32)sai.đây là nphương tiện hỗ trợ nguồn.
33)sai. vì bảo lưu chỉ có thể tiến hành vào lúc qgia thực hiện các hvi nhằm xác nhận sự đồng ý of mình chịu sự ràng buộc of điều ước.(ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập).
34)sai. trang 44 tập bài giảng có nói rõ rối thì phải..
35)sai.hủy bỏ là tuyên bố đơn phương của qgia nhằm chấm dứt hlực của điều ước mà ko cần duqt cho phép. bãi bõ là hvi đơn phương của qgia tuyên bố duqt hết hiệu lực với mình với dkiện duqt cho phép.

HẾT
MỎI TAY QUA (VOTE)



lol! study study 111

https://svlaw.forumvi.com

Leader

Leader
S-MOD
S-MOD

mot so gop y:
Cau 2. dung
vi : thoa thuan thong qua 3 hinh thuc . ky ket, gia nhap, thua nhan dieu uoc quoc te.
cau 17. giai thich them. no chi thieu chu the dieu chinh
Cau 27 : dung .
vi suy cho cung phan lopn noi dung cua luat quoc te hien dai ngay nay.deu xuat phat tu no.
cau 28 :
giai thich them do la hinh thuc ben trong cua luat quoc te gom co :1. qppl 2.che dinh luat, 3. nganh luat 4. cac nguyen tac co ban.
no la mot he thong song song khong bao trum nhau.
cau : 32 giai thich them di ?
cau 36. ngtac rebus sic stantibus . sai
vi no la mot trong nhung dieu kien hop phap de huy bo dieu uoc quoc te.
con cau hoi nao nua khong cac ban.
nhanh tay len
gan thi roi
Chuc cac ban thi may man.

Leader

Leader
S-MOD
S-MOD

cau 8.
theo y minh thi la dung day .
co giai thich ben duoi

auto

auto
Thành viên cấp 2
Thành viên cấp 2

câu 2 mình đồng ý với quan điểm của admin.bạn cường cho rằng thỏa thuận đồng nhất với thừa nhận là ko đúng. vd: mình thấy 1 số văn bản luật quốc tế xây dựng từ hội đồng bảo an mặc du nó có liên quan đến mọi thành viên của Liên hợp quốc mà đâu cần sự thỏa thuận của các thành viên này. ở đây yếu tố thỏa thuận chỉ đung` với điều ước qt thôi. lol!

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết