SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Cash_register Đăng ký
câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Menu-home Home
câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Menu-community Forum

APPS

câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Menu-newcontent Xem nội dung mới
câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Menu-more Lý lịch
câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Menu-reglas Trợ giúp
câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Date Lịch
câu hỏi và đáp án môn luật môi trường Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

câu hỏi và đáp án môn luật môi trường

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cherry_rafa

Cherry_rafa
Member
Member

MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN
MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
Câu lý thuyết
1. Phân biệt định nghĩa “môi trường” theo nghĩa rộng và theo Khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005. Ý nghĩa của sự khác nhau giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và theo Luật Bảo vệ Môi trường trong việc xác định đối tượng điều chỉnh của luật môi trường.
+ Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002): “MT là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”.
+ Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Câu nhận định
1. Mọi báo các ĐTM của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
 đúng, căn cứ điều 18 và khoản 1 điều 20
2. Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Sai, khoản 7 điều 17 LBVMT.
3. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồng thời là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM.
Sai, căn cứ khoản 1 điều 22.
Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi đã được thẩm định.
4. Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
Sai, khoản 2 điều 70 LBVMT.
“Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại”
5. Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí không phải là đối tượng điều chỉnh của luật môi trường.
Sai, căn cứ khoản 2, khoản 6 điều 3 LBVMT.
“Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”
6. Mọi tiêu chuẩn môi trường đều mang tính bắt buộc áp dụng.
Sai, căn cứ khoản 2 điều 8 LBVMT, “Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng.”
7. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.
Sai, vì tài nguyên thiên nhiên là các nguồn lực có trong tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và các tài nguyên khác.
8. Bộ Tài nguyên và môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• Sai, vì đối với tài nguyên Rừng, do chính phủ thống nhất quản lý.
• Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
• Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11.
9. Mọi trường hợp khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều phải có giấy phép.
Sai, vì căn cứ khoản 2 điều 32 LBVMT : Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải theo đúng nội dung bảo vệ môi trường quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Và căn cứ vào các hoạt động bị cấm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại điều 7 LBVMT

10. Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Tòa án.
Sai, vì căn cứ khoản 1 điều 128 LBVMT, Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
11. Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết.
12. Tất cả các quốc gia thành viên của Nghị định thư Kyoto đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính.
Sai, vì trong nghị định thư có 2 nhóm QG, nhóm các nước phát triển-còn gọi là Annex I và nhóm các nước đang phát triển-hay nhóm các nước Non-Annex I. Nhóm các nước phát triển có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính.
13. Chỉ có các quốc gia công nghiệp thuộc phụ lục B của Nghị định thư Kyoto mới có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính.
Sai, các quốc gia không nằm trong phụ lục B (không chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như các quốc gia công nghiệp thuộc phụ lục B nhưng có thể tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch.
14. Các quốc gia công nghiệp thuộc phụ lục B của Nghị định thư Kyoto đều có chỉ tiêu cắt giảm khí nhà kính giống nhau.
Sai, vì Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nitơ ôxít, lưu huỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourocarbon trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland.
15. Nghị định thư Kyoto không thể hội đủ điều kiện có hiệu lực trong trường hợp cả Mỹ và Nga đều không phê chuẩn Nghị định thư.
Đúng vì Mỹ: 36,1 % + Nga: 17,4 % = 53,5% => lượng khí của các quốc gia trong nghị thư thuộc phụ lục B có 46,5 % => không có hiệu lực.
16. Bộ Công nghiệp là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Sai, vì Cục Quản lý tài nguyên nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi cả nước.
17. Mọi trường hợp khai thác thủy sản đều phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sai, vì căn cứ khoản 1 điều 16, tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản phải có Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá.
18. Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
19. Các chất ODS đều có hệ số phá hủy tầng ôzôn giống nhau.
Sai, vì căn cứ nghị định thư Montreal:
• Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS
o Hệ số phá hủy tầng Ozone: căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ozon của từng chất ODS, nghĩa là những chất nào có mức độ nguy hiểm hơn – có hệ số phá hủy tầng ozon cắt giảm trước. Hệ số phá hủy tầng ozon tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm của các chất phá hủy tầng ozon.
20. Công ước Khung và Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính không đề cập đến việc cắt giảm khí CFC.
Đúng, vì trong phụ lục A các khí nhà kính, không có khí CFC.
Bài tập
1. Qua số liệu thống kê của cơ quan y tế cho thấy tỷ lệ người dân xã A bị mắc ḅệnh ung thư cao gấp 5 lần mức bình quân của Việt Nam. Các nhà chuyên môn cho rằng hiện tượng người dân xã A có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao bất thường là do chất thải của nhà máy B gây ra vì trong chất thải của nhà máy B thải vào nguồn nước mà người dân xã A sử dụng vào mục đích sinh hoạt có chứa một số kim loại nặng là tác nhân gây bệnh ung thư. Qua quan trắc cho thấy hàm lượng các kim loại nặng nói trên có trong môi trường nước và môi trường đất tại khu vực xã A cao gấp 6 lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo quy định của pháp luật môi trường, anh (chị) hãy:
a) Xác định những công việc mà các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân xã A.
b) Các biện pháp pháp lý mà người dân xã A có thể thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường của mình.
c) Trong trường hợp người dân xã A khiếu nại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Thanh tra tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động hay buộc nhà máy A phải bồi thường thiệt hại? Tại sao?
d) Trong trường hợp nhà máy B phải bồi thường thiệt hai cho người dân xã A thì số tiền bồi thường thiệt hại có phải là hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” không? Tại sao?

3. Ngày 26/3/2010, do sự cố kỹ thuật khi cập cảng, tàu chở dầu MK đã đâm vào cầu cảng cuả cảng B. Hậu quả xảy ra là:
- Cầu cảng cuả cảng B bị hư hỏng, ước tính thiệt hại gây ra là 2 tỷ đồng.
- 1 công nhân cầu cảng và 1 phụ lái tàu chết.
- 1000 tấn dầu DO từ tàu MK đã tràn ra sông SG, gây ô nhiễm một đoạn sông dài 100km,ước tính thiệt hại gây ra là 100 tỷ đồng.
- Nước sông bị nhiễm dầu đã tràn vào 20.000 ha đất trồng luá và thuỷ sản cuả nông dân dọc hai bên bờ sông làm cho luá và thủy sản bị chết, ước tính thiệt hại gây ra là 100 tỷ đồng.
Hỏi:
a) Trong số những thiệt hại trên, thiệt hại nào được coi là thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra? Tại sao?
b) Xác định giá trị thiệt hại cụ thể mà chủ tàu MK phải bồi thường.
c) Tiền chủ tàu phải bồi thường thiệt hại có phải là tiền phải trả theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” không? Tại sao?
d) Trong trường hợp tàu MK là tàu mang cờ nước ngoài thì pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại là pháp luật Việt Nam hay là các điều ước quốc tế về trách nhiệm dân sự của chủ tàu chở dầu. Tại sao?



Exclamation Exclamation Exclamation Exclamation Exclamation Exclamation Exclamation Exclamation Exclamation Exclamation

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết