SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Cash_register Đăng ký
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Menu-home Home
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Menu-community Forum

APPS

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Menu-newcontent Xem nội dung mới
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Menu-more Lý lịch
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Menu-reglas Trợ giúp
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Date Lịch
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện theo quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

librarian

librarian
Thành viên cấp 4
Thành viên cấp 4

Ngày 08/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg (Quyết định 34) Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện. Điều này đã nói lên tính cấp thiết, đặc thù, quan trọng của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi tắt là bồi thường) đối với các công trình thủy lợi, thủy điện (TLTĐ). Bài viết nêu những điểm mới, tích cực cần được áp dụng, nhân rộng, đồng thời chỉ ra những giới hạn của các quy định trong Quyết định 34 để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết, nhằm bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.

1. Những điểm mới cơ bản của Quyết định 34 về công tác bồi thường

Một là, đã có sự tách bạch về bồi thường với hỗ trợ, tái định cư, tránh được tình trạng trong một số trường hợp, các khoản chi phí của Nhà nước về hỗ trợ còn nhiều hơn bồi thường và trong trường hợp các đối tượng có liên quan vẫn chưa nhận thức được rằng, bồi thường là nghĩa vụ, còn hỗ trợ lại là quyền của Nhà nước, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, thậm chí khiếu kiện về “quyền hỗ trợ của Nhà nước”.

Hai là, quy định các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống như: hỗ trợ lương thực đối với hộ bị thu hồi toàn bộ đất ở, đất sản xuất, phải di chuyển chỗ ở; hộ bị thu hồi được tính theo tỷ lệ phần trăm diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đều được Nhà nước hỗ trợ với mức cao hơn so với các quy định hiện hành. Đặc biệt, trong Quyết định 34 còn quy định mức hỗ trợ về y tế, giáo dục, thắp sáng, chất đốt, hỗ trợ sản xuất…; đồng thời phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cụ thể hóa các nội dung trên.

Ba là, có sự công khai, minh bạch và chia sẻ thông tin giữa người dân và Nhà nước qua quy định hỗ trợ cho các hộ tái định cư được tham quan điểm tái định cư bao gồm: chi phí thuê phương tiện, ăn, ở trong thời gian tham quan.

Bốn là, khắc phục được nhiều cách hiểu theo quy định tại Khoản 2 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ, nay là Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ Về bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất: “Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng mức xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành, nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường”. Quy định này đã dẫn đến hai cách hiểu: (i) Công trình không sử dụng được thì không bồi thường (cách hiểu thứ nhất);(ii) Khu vực đất bị thu hồi dẫn đến công trình không còn sử dụng được nữa; ví dụ như kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất, nay khu vực đó bị Nhà nước thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nên công trình “kênh mương nội đồng” đó đương nhiên không sử dụng được nữa (cách hiểu thứ hai).

Chính vì cách hiểu theo nội dung bất lợi cho người sử dụng đất, nên khi thu hồi đất tại huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) để làm Khu công nghiệp, công trình kênh tưới do nhân dân đóng góp xây dựng với giá trị xây dựng ban đầu là 200 triệu đồng đã không được chính quyền địa phương bồi thường (theo cách hiểu thứ hai, vì Khu công nghiệp không thể sử dụng công trình kênh tưới nước vào mục đích gì được). Điều này đã gây bức xúc cho nhân dân, dẫn đến khiếu nại kéo dài1.

Tình trạng trên đã được khắc phục trong Khoản 2 Điều 7 của Quyết định 34: “Công trình công cộng được xây dựng bằng vốn của tập thể hay do nhân dân đóng góp thì được bồi thường thiệt hại”, không phân biệt là công trình đó còn hay không còn được sử dụng, mà cơ sở để bồi thường là xuất xứ nguồn vốn được đầu tư để xây dựng công trình đó phải bằng vốn của tập thể hay của nhân dân đóng góp. Tuy nhiên, cách hiểu của quy định này chưa được áp dụng trong các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích không phải là xây dựng công trình TLTĐ. Thiết nghĩ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan áp dụng pháp luật và cả cho người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất, cần quy định rõ vấn đề này như nội dung trong Quyết định 34.



2. Một số hạn chế của Quyết định 34

Khái niệm “trực tiếp sản xuất nông nghiệp”

Cụm từ “trực tiếp sản xuất nông nghiệp” xuất hiện rất nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai2 và được xem là cơ sở để hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất; người sử dụng đất được Nhà nước hỗ trợ một số chính sách “đặc thù” khi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh…, trong đó, có trường hợp Nhà nước bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án TLTĐ. Tuy vậy, cụm từ trên chưa được giải thích bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau:

- Xét về mặt ngữ nghĩa, trực tiếp3 là tiếp xúc thẳng với đối tượng, không qua khâu trung gian; sản xuất4 là tạo ra của cải vật chất; nông nghiệp5 là ngành sản xuất chủ yếu của xã hội có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy, chúng ta có thể hiểu, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là người tự mình tạo ra của cải vật chất, cung cấp sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi cho xã hội.

Chúng ta hãy xét trong trường hợp cụ thể sau:

Hai vợ chồng sản xuất 01 ha cà phê vối kinh doanh, với năng suất bình quân hiện nay ở Đắk Lắk là 03 tấn cà phê nhân, tổng cộng công lao động (không tính công máy móc phục vụ) là 350 công, trong đó công thu hoạch (thời gian thu hoạch khoảng 20 ngày) là 120 công6. Như vậy, điều có thể thấy rằng: hai vợ chồng họ không thể tự mình thu hoạch (vì thời gian thu hoạch chỉ diễn ra trong thời gian khoảng 20 ngày, nếu không phải quản lý, tham gia trực tiếp chế biến cà phê từ quả tươi sang nhân xô, thì họ cũng chỉ đáp ứng được 40 công thu hoạch/nhu cầu 120 công = 33%), mà phải thuê nhân công; đó là chưa tính đến phải thuê công lao động theo thời vụ: tưới nước, bón phân, chế biến sản phẩm từ tươi sang nhân,… Nếu xét dưới góc độ ngữ nghĩa, thì hai vợ chồng trong trường hợp nêu trên chưa phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp một cách trọn vẹn, vì họ không tự mình hoàn thành các công đoạn trong quá trình sản xuất, mà phải thuê công lao động trong một số việc cụ thể.

Xét về thu nhập là tiêu chí để xác định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp như cách hiểu hiện nay của một số địa phương7 thì sẽ phát sinh việc bất hợp lý nếu đề cập đến các đối tượng khác có tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó có công chức chẳng hạn, khi thực tế thu nhập của họ hiện nay, nếu chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào lương thì chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình8. Chúng ta trở lại tình huống nêu trên với điều kiện hai vợ chồng là công chức được cha mẹ cho tặng quyền sử dụng đất là 01 ha và tài sản trên đất là vườn cà phê vối kinh doanh. Về thời gian, họ có thể tham gia khoảng 160 công lao động, bằng 45% công định mức (do tuần làm việc 5 ngày, nên mỗi tuần họ có quỹ thời gian là 4 ngày, trong năm tạm tính họ tham gia lao động 40 tuần). Về thu nhập, với 3 tấn cà phê nhân, họ có thu nhập là 105 triệu đồng9, bằng 28% so với tổng thu nhập (tất nhiên, đây chỉ là những con số tạm tính trên cơ sở giá tháng 11/2010, 2 công chức, lương hệ số 2.34 x 2 x 730.000 x 12 tháng = 41 triệu). Do vậy, khi cho rằng người trực tiếp sản xuất được xét đến là những người có thu nhập không từ nguồn ngân sách như cách hiểu của một số địa phương như đã nêu, chỉ phù hợp với giai đoạn khi nào người làm công ăn lương ngân sách đủ đảm bảo nuôi sống mình và gia đình họ. Đồng thời, đối với những đối tượng đa ngành nghề, vừa làm sản xuất nông nghiệp theo hình thức thuê lao động, vừa buôn bán thì xác định như thế nào? Họ có phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không?

Cũng cần lưu ý rằng, việc xác định chính xác ngành nghề, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp nhà nước chỉ mang tính chất tương đối, khi một thời gian dài trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước có chủ trương cho lực lượng này phải tự túc lương thực trong một thời gian nhất định bằng cách bố trí đất sản xuất nông nghiệp. Về vấn đề này, Nhà nước cũng đã ghi nhận tại Điểm a Khoản 4 Điều 10 Nghị định 197/2004/NĐ-CP: “…Hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp…”.

Thiết nghĩ, những vấn đề trên cần được bổ sung, giải thích ngay trong Luật Đất đai, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giải thích pháp luật theo quy định tại Điều c Khoản 3 Điều 91 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), lượng hóa các tình huống đã liệt kê để đưa ra quy định phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

Khái niệm “ảnh hưởng trực tiếp”

Khoản 2 Điều 2 của Quyết định 34 quy định:

“Hộ tái định cư là hộ dân (bao gồm hộ một người hoặc hộ có từ hai người trở lên) và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam ở trong vùng dự án TLTĐ bị ảnh hưởng trực tiếp phải di chuyển đến nơi ở mới”. Như vậy, để xác định là hộ tái định cư, bao gồm hộ gia đình, tổ chức hoạt động theo quy định pháp luật cần có phải các yêu cầu sau:

(i) Hộ gia đình, tổ chức đó phải ở trong vùng dự án xây dựng TLTĐ;

(ii) Hộ gia đình, tổ chức đó bị ảnh hưởng trực tiếp, không thể sinh sống, hoạt động được mà phải di chuyển đến nơi ở mới.

Nhưng thế nào là bị ảnh hưởng trực tiếp thì chưa được văn bản pháp luật giải thích.

Trong trường hợp này, khi các quy định pháp luật chưa giải thích cụ thể, thì phải tìm cách hiểu nghĩa của khái niệm. Ảnh hưởng10 là tác dụng đối với người và sự vật nào đó; trực tiếp11 là tiếp xúc thẳng với đối tượng, không qua khâu trung gian. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp của TLTĐ theo ý nghĩa tiêu cực, bất lợi cho người sử dụng đất có thể được hiểu là sự tác hại của công trình do việc tiếp xúc với đối tượng là đất đai và tài sản trên đất.

Chúng ta đều biết, TLTĐ khi được đưa vào khai thác, sử dụng sẽ có hiệu quả kinh tế - xã hội rất to lớn, chính vì lẽ đó mà mức độ ảnh hưởng khi xây dựng công trình rất lớn, không thể lường trước hết được, kể cả khi đã có đánh giá tác động môi trường

Thực tiễn ở một vùng trồng cà phê cho thấy, mặc dù vị trí đất sản xuất trên cốt ngập lòng hồ, nhưng sau một thời gian nhất định, khi công trình TLTĐ hoàn thành, diện tích cà phê ở vị trí đó vẫn bị vàng úa và chết. Xét điều kiện để bồi thường cho các hộ sử dụng đất trong trường hợp trên thì không được, vì khu vực này không bị ảnh hưởng trực tiếp do nằm trên cốt ngập lòng hồ; đồng thời khi chưa xây dựng công trình thì vườn cà phê vẫn phát triển bình thường, chỉ khi nào Chủ đầu tư ngăn đập thì nước trong lòng hồ mới bắt đầu thẩm thấu và tác hại đối với cây cà phê mới xảy ra. Khi vườn cà phê bị chết, thì theo cách hiểu như đã nêu, cây cà phê chết là do ảnh hưởng trực tiếp của việc thẩm thấu nước từ lòng hồ. Như vậy, có thể thấy rằng, sau khi công trình đưa vào sử dụng thì yếu tố “ảnh hưởng trực tiếp” đối với đối tượng là đất đai và tài sản trên đất - là vườn cà phê, mới xuất hiện. Sự việc nêu trên cũng phù hợp với lý thuyết sinh học cây trồng. Các nhà khoa học đã xác định rằng, để cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển được bình thường thì ngoài các điều kiện như: giống, khí hậu, dinh dưỡng… thì mức nước ngầm phải thấp hơn 01 mét, vì đây là độ sâu mà bộ rễ của cây cà phê phát triển tốt nhất, nếu quá giới hạn này, thì cây cà phê không thể sống được do không có bộ phận hấp thụ để các cơ quan vận chuyển dinh dưỡng nuôi thân, quả12. Sự việc này đã xảy ra sau khi công trình thủy điện Buôn Kuôp, tỉnh Đắk Lắk được hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 2 năm, thì người sử dụng đất mới khiếu nại thực tế xảy ra đối với vườn cà phê bị chết do ảnh hưởng của lòng hồ TLTĐ. Thực tiễn từ vụ việc trên đã làm các cơ quan chức năng rất lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết yêu cầu bồi thường của người sử dụng đất, vì thiệt hại thực tế tại thời điểm này mới xảy ra, trong khi các văn bản pháp luật về bồi thường lại chưa quy định đến13.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy, ngoài thiệt hại giá trị tài sản trên đất do vườn cà phê bị chết phải chuyển sang cây trồng hàng năm khác, còn có yếu tố giá trị quyền sử dụng đất bị giảm do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất trồng cây hàng năm.

Để giải quyết các nội dung trên, theo chúng tôi, không cần thiết phải quy định cụ thể ảnh hưởng trực tiếp như Khoản 2 Điều 2 của Quyết định 34 mà thay đổi bằng khái niệm “ảnh hưởng”, để phù hợp cả trong trường hợp trực tiếp sau khi xây dựng công trình (xét tại thời điểm đang xây dựng công trình là ảnh hưởng gián tiếp); đồng thời, pháp luật cũng cần quy định Chủ đầu tư phải có trách nhiệm ước tính thiệt hại do công trình TLTĐ gây ra sau khi đưa vào sử dụng, khai thác, để xây dựng dự toán, làm cơ sở cho việc bồi thường khi có thiệt hại thực tế xảy ra.

Bồi thường thiệt hại cây trồng trên đất

Với cách tiếp cận là xem xét tổng giá trị mà người sử dụng đất nhận được khi Nhà nước quyết định thu hồi đất, không phân biệt cụ thể khoản nào là bồi thường, khoản nào là hỗ trợ thì cách tính toán bồi thường vườn cây lâu năm trong Quyết định 34 là điểm mới, tiến bộ so với các quy định trước đây. Từ Nghị định 22/2001/NĐ-CP đến Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ đều quy định cách tính toán để bồi thường đối với vườn cây lâu năm theo nguyên tắc: giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị đất) theo giá ở địa phương đến thời điểm thu hồi đất14. Thực ra, kỳ vọng của người sản xuất khi đầu tư trồng cây lâu năm, không phải là sự thay đổi theo chiều hướng có lợi về mặt giá trị của vườn cây, mà chính là nguồn thu nhập từ sản phẩm do vườn cây mang lại. Do vậy, với quy định về bồi thường vườn cây lâu năm trong thời kỳ kinh doanh như Điều 8 của Quyết định 34 là phù hợp với kỳ vọng của người sản xuất.

Cần thấy rằng, với sự đầu tư, thâm canh, giống cây trồng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau thì chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng khác nhau15; do đó, việc đưa ra tiêu chí biến động, khó xác định để tính toán bồi thường “Vườn cây đang trong thời kỳ sản xuất kinh doanh: bồi thường từ thu nhập vườn cây tính bằng thu nhập trung bình 3 năm gần nhất của vườn cây (kỳ sản xuất kinh doanh) nhân với số năm thời kỳ sản xuất kinh doanh (còn lại) của vườn cây được quy định tại Đoạn 3 Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Quyết định 34 là chưa phù hợp với thực tế sản xuất đang diễn ra. Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm trong khoa học nông nghiệp đã cho thấy rằng, với mức độ đầu tư, yêu cầu về giống cây trồng…, nhiều vườn cây cà phê vối trong thời kỳ “kiến thiết cơ bản” đã cho năng suất từ 0,7 tấn đến 3 tấn cà phê nhân16. Như vậy, việc đưa ra quy định: “Vườn cây đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản: bồi thường phần đầu tư xây dựng cơ bản vườn cây theo giá trị đầu tư (bao gồm chi phí trồng và chăm sóc) tính đến thời điểm bồi thường” tại Đoạn 2, Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Quyết định 34 sẽ không còn phù hợp với lý giải đã nêu trên, khi các kênh khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển, cùng với trình độ sản xuất của người dân ngày càng được nâng cao thì khoảng cách giữa kết luận trong khu vực thực nghiệm khoa học với thực tiễn sản xuất không còn đáng kể nữa.

Cùng trong lĩnh vực này, chúng ta có thể tiếp thu kinh nghiệm về lập pháp của Trung Quốc. Do sự khác biệt tương đối về chế độ sở hữu đất đai mà pháp luật Trung Quốc không quy định về chế độ thu hồi đất, mà thay vào đó là “trưng thu”, hoặc “trưng dụng” đất đai vì lợi ích công cộng. Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1982 (đã được sửa đổi, bổ sung qua các năm: 1988, 1993, 1999, 2004) quy định: “Đất đai ở đô thị thuộc sở hữu nhà nước. Đất ở nông thôn, ngoại thành thuộc sở hữu tập thể…

Nhà nước có thể vì lợi ích công cộng mà trưng thu hoặc trưng dụng đất theo quy định pháp luật và trả bồi thường…”17. Nội dung này cũng được nhắc lại trong Điều 2 Luật Quản lý đất đai có hiệu lực ngày 01/01/1999 của Trung Quốc.

Đất bị trưng dụng sẽ được bồi thường trên cơ sở mục đích ban đầu sử dụng. Bồi thường trưng dụng đất canh tác sẽ bao gồm: bồi thường đất, hỗ trợ tái định cư và cây trồng chưa thu hoạch trên đất. Bồi thường trưng dụng đất canh tác từ 6 đến 10 lần giá trị sản lượng trung bình hàng năm của 3 năm trước khi trưng dụng. Hỗ trợ tái định cư cho trưng dụng đất canh tác được tính toán theo số nhân khẩu nông nghiệp cần được tái định cư. Nhân khẩu nông nghiệp cần được tái định cư được tính bằng cách chia số đất canh tác bị trưng dụng cho bình quân số đất canh tác trên đầu người của đơn vị có đất bị trưng dụng. Các khoản hỗ trợ tái định cư được chia cho các thành viên nhân khẩu nông nghiệp cần được tái định cư sẽ từ 4 đến 6 lần giá trị sản lượng trung bình hàng năm của đất canh tác bị trưng dụng trong 3 năm trước. Tuy nhiên, khoản trợ cấp tái định cư cao nhất cho mỗi hecta đất canh tác bị thu hồi không vượt quá 15 lần giá trị sản lượng trung bình hàng năm của đất canh tác bị trưng dụng trong 3 năm trước.

Tuy nhiên, mức bồi thường đất đai và hỗ trợ tái định cư không vượt qua 30 lần giá trị sản lượng trung bình hàng năm của đất canh tác bị trưng dụng trong 3 năm trước. Tuỳ theo sự phát triển kinh tế, xã hội và hoàn cảnh đặc biệt, Hội đồng Nhà nước có thể tăng mức bồi thường đất đai và hỗ trợ tái định cư đối với việc trưng dụng đất canh tác.

Ngoài ra, đối với việc trưng dụng đất để xây dựng các dự án thuỷ lợi lớn và vừa, hoặc dự án thuỷ điện thì Hội đồng Nhà nước sẽ quy định riêng về mức bồi thường đất đai và hỗ trợ tái định cư18.

Như vậy, cho dù là bồi thường khi trưng dụng đất hay hỗ trợ tái định cư, pháp luật đất đai Trung Quốc cũng đều dựa trên cơ sở giá trị sản lượng trung bình hàng năm của đất canh tác bị trưng dụng, hay nói cách khác là dựa vào thu nhập trung bình hàng năm của tài sản là cây trồng trên đất.

Bồi thường tài sản trên đất là vườn cây lâu năm dựa trên giá trị thu nhập từ vườn cây mang lại cho người sử dụng đất là phù hợp với cách phân tích nêu trên. Do vậy, chúng tôi đề nghị mở rộng đối tượng được bồi thường là vườn cây lâu năm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản theo quy định pháp luật đã cho sản phẩm (ví dụ như cà phê, cao su, chè,…); đồng thời, nên quy định mức bồi thường theo giá trị thu nhập trung bình ba năm gần nhất của vườn cây nhân với số lần tùy thuộc vào đối tượng: cây hàng năm, cây lâu năm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc cây lâu năm trong giai đoạn kinh doanh; và ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, hiệu quả kinh tế, xã hội của công trình TLTĐ mang lại mà có quyết định cho phù hợp.



(1) TS. Lê Đức Thịnh (2008), Các giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh khi thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, Kỷ yếu Hội thảo “Tình trạng tranh chấp và khiếu nại đất đai kéo dài: Thực trạng và các giải pháp” do Trung tâm Thông tin, Thư viện và nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Buôn Ma Thuột từ ngày 08/9/2008.

(2) Điều 42 Luật Đất đai năm 2003; Điều 28, Điều 29 Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 22, Khoản 2 Điều 23 Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

(3) GS,TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2010), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 1682.

(4) GS,TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2010), sđd, tr. 1357.

(5) GS,TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2010), sđd, tr. 1205.

(6) Tổng Công ty cà phê Việt Nam (2007), Hướng dẫn xây dựng Phương án khoán sản xuất nông nghiệp trong các đơn vị thuộc Tổng Công ty cà phê Việt Nam thực hiện theo Nghị định 135 của Chính phủ.

(7) Theo tài liệu của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Công trình Đê bao Quảng Điền, tỉnh Đắk Lắk.

(Cool Cải cách tiền lương: Cải tổ để trả giá đúng sức lao động, truy cập ngày 14/9/2010 tại địa chỉ: http://www.caobang.gov.vn.

(9) Giá cà phê 35.000đ/kg theo thông tin trên trang Web: http://www.daktra.com.vn, truy cập ngày 15/11/2010.

(10) GS,TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2010), sđd, tr. 29.

(11) GS,TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2010), sđd, tr. 1205.

(12) Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm (2001), Tuyển tập Tiêu chuẩn Việt Nam, tr. 172.

(13) Theo tài liệu của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Công trình thủy điện Buôn Kuôp (huyện Krông Ana) tỉnh Đắk Lắk.

(14) Khoản 2 Điều 23 Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Khoản 2 Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

(15) KS. Nguyễn Trọng Chất (1993), Xây dựng tiêu chuẩn cây và vườn cây cà phê vối Kiến thiết cơ bản, đăng trong Kỷ yếu Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu cà phê (1983 - 1993), tr. 555 - 565.

(16) TS. Lê Ngọc Báu (2007), Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội để phát triển bền vững một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, đăng trong: Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật của Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, tr. 131.

(17) Constitution of the People’s Republic of China.

(18) Land Administration Law of the People’s Republic of China.

(Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 199-thang-7-2011 ngày 20/07/2011) ThS. Lê Ngọc Thạnh - Trường Đại học Lao động Xã hội (CS II TP Hồ Chí Minh).

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết