SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

Tổng hợp đề TTHS Cash_register Đăng ký
Tổng hợp đề TTHS Menu-home Home
Tổng hợp đề TTHS Menu-community Forum

APPS

Tổng hợp đề TTHS Menu-newcontent Xem nội dung mới
Tổng hợp đề TTHS Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

Tổng hợp đề TTHS Menu-more Lý lịch
Tổng hợp đề TTHS Menu-reglas Trợ giúp
Tổng hợp đề TTHS Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

Tổng hợp đề TTHS Date Lịch
Tổng hợp đề TTHS Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

Tổng hợp đề TTHS

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Tổng hợp đề TTHS Empty Tổng hợp đề TTHS Wed Jun 30, 2010 9:39 pm

SuperAdmin

SuperAdmin
Moderator
Moderator

MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO

MỤC 1: ĐỀ THI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

Đề thi môn TTHS1
Lớp QT31B
Thời gian 60'
Được sử dụng tài liệu

Câu I (4 điểm)

Suy đoán vô tội là gì? Cho biết thực trạng đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội cho người bị buộc tội trong TTHS ở VN.

Câu 2 (6 điểm)

Nhận định

1. QHPL TTHS phát sinh từ khi phát hiện dấu hiệu tội phạm.

2. Người bị tạm giữ, bị can và bị cáo là những người ó quyền khai báo.

3. Lời khai báo của người làm chứng là nguồn chứng cứ.

4. Tòa án có quyền hủy biện pháp tạm giam do VKS áp dụng.



Đề thi môn TTHS1
Lớp QT31B
Thời gian 60'
Được sử dụng tài liệu

Câu I (4 điểm): Nhận định

1. Trong một số TH luật định người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố VAHS.

2. Chỉ có CQĐT mới có quyền khởi tố bị can.

3. Các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án.

4. Tại phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo, kháng nghị không có quyền bổ sung kháng cáo, kháng nghị theo hướng bất lợi cho bị cáo.

Câu II (3 điểm) - Nêu hướng giải quyết và quyết định tố tụng đưa ra của VKS trong các tình huống:

1. Xác định được bị can còn phạm một tội khác.

2. Bị can bị bệnh tâm thần.

Câu III (3 điểm) - Nêu hướng giải quyết và quyết định tố tụng đưa ra của HĐXXPT trong các tình huống:

1. Có đầy đủ chứng cứ xác định bị cáo phạm tội khác nặng hơn tội đã bị tòa án sơ thẩm kết án.

2. Có đầy đủ chứng cứ xác định bị cáo còn phạm một tội khác.



Đề thi Luật Tố tụng hình sự 1.
Thời gian: 75'
Được sử dụng tài liệu

Câu I: Với những kiến thức của mình về chế định bào chữa chỉ định, anh chị hãy đánh giá thực trạng áp dụng chế định này trong thực tiễn tố tụng hình sự ở Việt Nam. (3 đ)
Câu II: Nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?
1. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. (1 đ)
2. Chỉ Viện kiểm sát mới có quyền thay thế hoặc hủy bỏ những biện pháp ngăn chặn do họ áp dụng.
3. Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Cơ quan điều tra phải có sự phê chuẩn của VKS trước khi thi hành.
4. Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất không được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.
5. Biên bản phạm pháp quả tang do Trưởng công an phường lập là nguồn của chứng cứ.
6. Người thân thích của bị can, bị cáo được tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa.
7. Vật chứng có thể được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp trong quá trình giải quyết vụ án




Đề thi môn Tố tụng hình sự II
Thời gian: 75'
Được sử dụng tài liệu

Câu 1: Hãy xác định nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?

a. Trong một số trường hợp luật định người bị hại có quyền khởi tố vụ án hình sự.
b. Tại phiên tòa phúc thẩm nếu toàn bộ kháng cáo, kháng nghị bị rút thì vụ án được đình chỉ.
c. VKS có quyền hủy các quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
d. Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị.

Câu 2: Hãy nêu hướng giải quyết và chỉ rõ căn cứ pháp lý để áp dụng của VKS sau khi nhận hồ sơ và đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra mà phát hiện:

a. Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cảnh sát biển không có căn cứ.
b. Có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong cùng vụ án chưa bị khởi tố.
c. Điều tra viên là người thân thích của bị can.

Câu 3: Hãy nêu hướng giải quyết và chỉ rõ căn cứ pháp lý để áp dụng của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong các trường hợp:

a. Xác định được căn cứ giảm mức bồi thường đối với bị cáo đã bị kháng cáo tăng nặng hình phạt.
b. Bị cáo bị bệnh tâm thần
C. Xác định được căn cứ giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo không kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị


Đề thi môn : Tố tụng Hình sự (học phần 1)
Lớp Công đoàn 2A (lần 1)
Thời gian : 75 phút
Được sử dụng tài liệu



Câu I - (3 đ).
Tại sao không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó?

Câu II - Nhận định đúng sai. Tại sao?
a) bảo lĩnh có thể được áp dụng đ/v bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (1đ).

b) Người bị hại, bị can, bị cáo có quyền nhờ người bào chữa bảo vệ quyền lợi cho mình (1đ).

c) lời nhận tội của bị can, bị cáo là chứng cứ (1đ).

d) biện pháp "cấm đi khỏi nơi cư trú" không được áp dụng đ/v bị can, bị cáo là người nước ngoài phạm tội tại VN (1đ).

e) trong TTHS chỉ có VKS mới có quyền thực hiện chức năng buộc tội (1đ).

f) Thư ký tòa án phải tiến hành từ chối tố tụng hoặc bị đề nghị thay đổi nếu là người thân thích của kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong cùng vụ án (1đ).

g) mọi tình tiết, sự kiện có thật được phản ánh trong nguồn của chứng cứ đều được coi là chứng cứ (1đ).



ĐỀ THI LUẬT TTHS (Học phần 1 - Phần chung)
Lớp Q5D - Lần 1
---oOo---


Câu I: A thực hiện hành vi cướp giật, ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt được. A bị dẫn giải đến trụ sở Công an quận vào lúc 10 giờ sáng. Hỏi:
1. Theo quy định hiện hành của Luật TTHS Việt Nam, thủ tục tạm giữ A được thực hiện như thế nào? (0,5 điểm)
2. Thời hạn tạm giữ A được tính từ thời điểm nào? A có thể bị tạm giữ tối đa là bao lâu? (0,5 điểm).
Tình tiết bổ sung thứ nhất:
3. CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với A theo khoản 1 điều 136 BLHS, thì CQĐT có thể ra lệnh tạm giam A được không? (1 điểm).
Tình tiết bổ sung thứ hai:
4. Giả sử trong quá trình tạm giam, phát hiện A là người bị bệnh nặng và có người đủ điều kiện bảo lĩnh thì Thủ trưởng CQĐT có thể ra quyết định thay thế bằng biện pháp bảo lĩnh không? Tại sao? (1 điểm)

Câu II: Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Tại sao?
1) Người thân thích của bị can, bị cáo có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. (1 điểm)
2) Cơ quan có quyền ra quyết định trưng cầu giám định là cơ quan tiến hành tố tụng. (1 điểm)
3) Tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị cáo chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng. (1 điểm)
4) Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền ra quyeết định khởi tố VAHS. (1 điểm)
5) Trong mọi trường hợp việc thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải do VKS quyết định. (1 điểm)
6) Thẩm quyền xử lý vật chứng chỉ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. (1 điểm)
7) Trong VAHS có thể không có người tham gia với tư cách là người bị hại. (1 điểm)


ĐỀ THI MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
KHOA KINH TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
---&---

Câu 1: Hãy xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Trường hợp bào chữa bắt buộc không áp dụng đối với người bị tạm giữ.
b. Quan hệ giữa bị can và người bị hại thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS
c. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ sửa án sơ thẩm theo hướng tăng nặng khi có căn cứ và có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó.
d. Dân thường phạm tội do tòa án nhân dân xét xử.
Câu 2: Viện kiểm sát giải quyết như thế nào trong trường hợp sau:
a. Cơ quan điều tra không đảm bảo có người bào chữa cho bị can là người chưa thành niên.
b. Có căn cứ cho rằng bị can phạm tội khác.
Câu 3: Tòa án giải quyết như thế nào trong các trường hợp sau đây:
a. Phát hiện tội phạm, người phạm tội mới trước khi mở phiên tòa sơ thẩm.
b. Phát hiện tội phạm, người phạm tội mới trong khi xét xử.

ĐỀ THI MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
KHOA KINH TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA
---&---

Câu 1: Hãy xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Trong TTHS, nghĩa vụ chứng minh chỉ thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.
b. Trong cùng một vụ án, người tiến hành tố tụng chỉ có thể tham gia với một tư cách tố tụng.
c. Lời khai của người làm chứng là chứng cứ.
d. Trong mọi trường hợp lệnh bắy người của cơ quan điều tra phải được VKS cùng cấp phê chuẩn.
e. Thủ tục xét xử phúc thẩm phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị
f. Tòa án chỉ xét xử bị cáo theo tội danh mà VKS truy tố.
Câu 2: Hãy nêu cách giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp:
a. VKS rút quyết định truy tố.
b. Hội thẩm vắng mặt tại phiên tòa




MỤC 2: ĐỀ THI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ THI MÔN LUẬT TTHS - ĐH LUẬT HÀ NỘI



Đề 05: ( đề xanh)

1. Phân tích địa vị pháp lý của người bị hại.

2. Phân tích quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Hỏi thêm:

a. Giai đoạn chuẩn bị xét xử hồ sơ vụ án nằm ở đâu?

b. đọc thuộc ( nguyên luật ) điều 107.


Đề 3 (xanh):

Câu 1: Phân tích nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"?

Câu 2: Phân tích các căn cứ đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử?

Hỏi thêm:
- Nguyên tắc ở câu 1 dc quy định ở đâu (Hiến pháp, BLTTHS)? Được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào ?
- Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thuộc về ai?
- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà Thẩm phán nhận thấy bị cáo ko phạm tội thì sẽ xử lý thế nào?


đề số 7

so sánh người bị hại và nguyên đơn dân sự trong bltths

phân tích qui định của bltths về những ngừoi cần có mặt tại phiên tòa sơ thẩm

hỏi thêm:

lấy ví dụ về trường hợp nguyên đơn ds là cá nhân bị thiệt hại về thể chất

trường hợp nào bắt buộc phải có người bào chữa

trường hợp bắt buộc có người bào chữa mà ko có người bào chữa thì thế nào

phân tích thẩm quyền điều tra của cơ quan đièu tra vks nd tc

phân tích các nguồn chứng cứ

Đề 9 (đỏ)

Câu 1: Phân tích việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

Câu 2: So sánh trình tự thủ tục của phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm.

Phụ:

1. Nếu sau khi tuyên bản án sơ thẩm, bị cáo kháng cáo, còn người bị hại rút đơn, thì tòa phúc thẩm giải quyết thế nào ?

2. Tại sao pháp luật lại quy định về cơ bản thủ tục của tòa sơ thẩm và phúc thẩm là giống nhau ?

1. Phân biệt điều tra lại và điều tra bổ sung

2.Ai có thẩm quyền ra quyết định điều tra lại và điều tra bổ sung

3. Quyền đặc thù của người bị hại


Đề 26.

Câu 1. Phân tích nguyên tắc pháp chế XHCN trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam.

Câu 2. So sánh hoãn thi hành án phạt tù và đình chỉ thi hành án phạt tù.

Câu hỏi thêm:

- Ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế XHCN. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc.

_ Có hoãn thi hành án nhiều lần được không? (có). Nếu hoãn nhiều lần mà làm hết thời hạn thi hành án thì giải quyết như thế nào? Thẩm quyền đình chỉ thi hành án?




MỤC 3: MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
2. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án
3. Phân tích nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
4. Phân tích nguyên tắc xác định sự thật vụ án
5. Phân tích khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự và mối quan hệ giữa các giai đoạn
6. Phân tích nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự
7. Bị can, bị cáo tham gia vào những giai đoạn nào của tố tụng hình sự
8. Phân tích địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự
9. So sánh khái niệm: người bị hại và nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự
10. So sánh nghĩa vụ của người làm chứng với nghĩa vụ của người bị hại. Tại sao có sự giống, khác nhau đó
11. Phân tích các quy định của luật tố tụng hình sự về thay đổi thẩm phán
12. Phân tích địa vị pháp lý của người làm chứng
13. Phân biệt khái niệm bị can, bị cáo với khái niệm ng có tội
14. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực hiện ở những giai oạn nào của tố tụng hình sự
15. Phân tích địa vị pháp lý của ng bào chữa trong tố tụng hình sự
16. Phân tích những quy định của Luật tố tụng hình sự về vật chứng
17. Phân tích khái niệm chứng cứ và các thuộc tính của chứng cứ
18. Nêu các loại chứng cứ. Cho ví dụ về các loại chứng cứ
19. Phân tích phương tiện chứng minh: lời khai của bị can, bị cáo
20. Phân tích những vấn đề cần phải chứng minh theo quy định tại điều 63 BLTTHS
21. Phân biệt biện fáp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
22. PT bfáp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
23. SS bfáp ngăn chặn, bắt ng fạm tội quả tang vs bắt ng trong trường hợp khẩn cấp.
24. PT bfáp ngăn chặn tạm giam
25. PT các quy định PL về thay đổi KST tại fiên toà
26. PT bfáp tạm giữ trong TTHS
27. CM khởi tố vụ án hình sự là 1 giai đoạn tố tụng độc lập
28. PT quy định của bộ luật TTHS về việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của ng bị hại
29. PT cơ sở khởi tố vụ án hình sự
30. PT các căn cứ k đc khởi tố vụ án hùnh sự theo quy định Đ107
31. PT quy định của bộ luật TTHS về đình chỉ điểu tra
32. PT các trường hợp bắt buộc fải trưng cầu giám định quy định tại khoản 3 Đ155
33. PT quy định của bộ luật TTHS về đình chỉ vụ án trong giai đoạn cbị xét xử sơ thẩm
34. PT hoạt động khám nghiệm hiên trường, tại sao hoạt động này diễn ra trước khi khởi tố vụ án
35. Nêu thẩm quyền điều tra vụ án của các cơ quan điều tra theo quy định bộ luật TTHS
36. Phân biệt điều tra lại vs điều tra bổ sung
37. Chứng minh điều tra vụ án là 1 giai đoạn tố tụng độc lập
38. PT các quy định PL về hỏi cung bị can
39. So sánh khởi tố vụ án vs khởi tố bị can
40. So sánh hoạt động khám ng vs hoạt động xem xét dấu vết trên thân thể
41. PT quy định PL về đình chỉ vụ án trong giai đoạn tố tụng độc lập
42. PT quy định của TTHS về điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
43. PT quy định của PL về việc VKS rút quyết định truy tố
44. PT quy định PL về những ng có mặt tại fiên toà sơ thẩm
45. PT các quyết định của TA trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm
46. PT thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc của TAND cấp huyện và TAQS khu vực
47. PT giới hạn của việc xét xử D196
48. PT thẩm quyền xét sử sơ thẩm theo đối tượng và theo lãnh thổ
49. So sánh thủ tục fiên toà sơ thẩm và phúc thẩm
50. Nêu sự khác nhau về thành fần hội đồng xét xử sơ thẩm, fúc thẩm, giám đốc thẩm. Tại sao có sự khác nhau đó
51. PT quy định về những ng tham gia fiên tòa fúc thẩm
52. PT các quy định PL TTHS về kháng nghị theo thủ tục fúc thẩm
53. PT quy định PL về kháng cáo
54. PT fạm vi xét xử fúc thẩm
55. PT thẩm quyền của TA fúc thẩm
56. PT thủ tục thi hành án ử hình
57. so sánh việc hoãn thi hành án fạt từ vs tạm đình chỉ thi hành án fạt tù
58. PT quy định của PL về kháng nghị thei thủ tục giám đốc thẩm
59. PT thẩm quyền của hội đồng tái thẩm
60. PT thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm

2Tổng hợp đề TTHS Empty Re: Tổng hợp đề TTHS Sat Jul 03, 2010 5:46 pm

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu



Đề thi môn Tố tụng hình sự II
Thời gian: 75'
Được sử dụng tài liệu

Câu 1: Hãy xác định nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?

a. Trong một số trường hợp luật định người bị hại có quyền khởi tố vụ án hình sự.
SAI.NGƯỜI BỊ HẠI KO CÓ QUYỀN KHỞI TỐ MÀ CHỈ ĐƯỢC QUYỀN YÊU CẦU (KHOẢN 1 ĐIỀU 105 BLTTHS). CHỈ CÓ CÁC CHỦ THỂ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 BLTTHS MỚI CÓ THẨM QUYỀN NÀY.
b. Tại phiên tòa phúc thẩm nếu toàn bộ kháng cáo, kháng nghị bị rút thì vụ án được đình chỉ.
SAI. CHỈ ĐƯỢC ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM CHỨ KO ĐƯỢC ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN (KHOẢN 2 ĐIỀU 238 BLTTHS - ĐIỂM 7.2 KHOẢN 7 MỤC I NQ5). CHỈ DC ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN KHI CÓ ĐỦ CƠ SỞ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 251 BLTTHS)
c. VKS có quyền hủy các quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
SAI. QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA HĐXXKHÔNG CÓ CĂN CỨ THÌ VKS KHÔNG ĐƯỢC HỦY MÀ CHỈ ĐƯỢC KHÁNG NGHỊ LÊN TÒA ÁN CẤP TRÊN (KHOẢN 3 ĐIỀU 1109 BLTTHS)
d. Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị.
SAI.CHỈ CÓ CÁC KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ ĐÚNG THẨM QUYỀN VỀ CHỦ THỂ, PHẠM VI KHÁNG CÁO...VÀ ĐƯỢC TÒA ÁN THỤ LÝ MỚI PHÁT SINH THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM .

https://svlaw.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết