SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

đề cương luật dân sự 2 Cash_register Đăng ký
đề cương luật dân sự 2 Menu-home Home
đề cương luật dân sự 2 Menu-community Forum

APPS

đề cương luật dân sự 2 Menu-newcontent Xem nội dung mới
đề cương luật dân sự 2 Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

đề cương luật dân sự 2 Menu-more Lý lịch
đề cương luật dân sự 2 Menu-reglas Trợ giúp
đề cương luật dân sự 2 Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

đề cương luật dân sự 2 Date Lịch
đề cương luật dân sự 2 Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

đề cương luật dân sự 2

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1đề cương luật dân sự 2 Empty đề cương luật dân sự 2 Sun Nov 07, 2010 11:19 pm

dong ho

dong ho
Member
Member

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LUẬT DÂN SỰ 2

1. Nếu chỉ giới hạn ở 2 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là cầm cố và thế chấp thì theo bạn, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp được sử dụng ở biện pháp bảo đảm nào? Vì sao?
2. Xác định điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương.
3. Phân tích các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự?
4. Xác định thời hạn trong một hợp đồng cụ thể và đang có tranh chấp về thời hạn của hợp đồng.
5. So sánh 2 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sau: cầm cố và thế chấp?
6. So sánh 2 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sau: bảo lãnh và tín chấp?
7. Phân tích khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự?
8. Ý nghĩa của chế độ pháp lý về hợp đồng dân sự trong hệ thống pháp luật hiện hành?
9. Phân tích các nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự?
10. Phân tích khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ dân sự? Phân biệt quan hệ pháp luật đó với quan hệ pháp luật về sở hữu?
11. Cho các ví dụ cụ thể để minh họa về các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự?
12. Xác định các trường hợp giao dịch vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng giao dịch vẫn có hiệu lực;
13. Phân biệt vấn đề thế quyền và thế nghĩa vụ dân sự?
14. Bạn hiểu thế nào về các hình thức của hợp đồng dân sự? Nếu là người giao kết hợp đồng dân sự, bạn sẽ lựa chọn mỗi hình thức giao kết đó trong những trường hợp nào? Vì sao?
15. Bạn hiểu thế nào về các hình thức của hợp đồng dân sự? Tại sao khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự lại có quy định: Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức?
16. So sánh việc hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự ?
17. Phân loại các hợp đồng dân sự thông dụng được quy định trong Bộ luật dân sự? Ý nghĩa pháp lý của các hợp đồng dân sự thông dụng đó?
18. Phân biệt nghĩa vụ bảo đảm chất lượng vật mua bán và nghĩa vụ bảo hành vật mua bán trong hợp đồng mua bán tài sản?
19. Phân tích các đặc trưng pháp lý của hợp đồng vay tài sản (không có lãi suất) và hợp đồng mượn tài sản để làm rõ sự khác biệt giữa hai hợp đồng đó?
20. Phân tích những đặc trưng pháp lý của hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản để làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa 2 hợp đồng đó?
21. Trình bày sự phân loại vật theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam? Cho các ví dụ minh họa?
22. Hãy xác định các qui phạm tùy nghi lựa chọn trong qui định của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự
23. Phân tích năng lực chủ thể trong việc giao kết hợp đồng mua bán tài sản?
24. So sánh vấn đề đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ? Qua đó, bạn có nhận xét gì về quyền của người nhận gia công theo quy định của pháp luật hiện hành?
25. So sánh hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng ký quỹ?
26. Phân tích các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm?

Bài tập tình huống
Bài 1
Bà Hoa có 1 ngôi nhà ở tại số 90 phố X muốn bán. Anh Hòa đến xem và đồng ý mua ngôi nhà đó. Hai bên thỏa thuận giá mua bán là 300 cây vàng. Ngày 2 - 7 - 2006, anh Hòa đặt cọc cho bà Hoa số tiền là 100 triệu đồng. Khi đặt cọc số tiền đó, 2 bên đã làm giấy biên nhận và theo đó, anh Hòa sẽ trả tiền nhà làm 3 đợt, cụ thể như sau:
- Đợt 1: Ngày 2 - 7 - 2006, anh Hòa đặt cọc 100 triệu đồng;
- Đợt 2: Ngày 16 - 7 - 2006, anh Hòa giao tiếp 1 tỷ đồng;
- Đợt 3: Ngày 2 - 8 - 2006 anh Hòa sẽ trả nốt số tiền còn lại và bà Hoa phải giao nhà cho anh.
Sau khi anh Hòa trả tiền theo thỏa thuận, bà Hoa vẫn không thực hiện việc giao nhà. Mặt khác, bà Hoa nói sẽ chỉ giao cho anh phần diện tích nhà ngoài, còn lại diện tích phía trong không giao. Đọc Giấy biên nhận thì đúng là không có điều khoản nào nói về diện tích mà các bên muốn chuyển nhượng. Trong giấy biên nhận chỉ ghi: "Chúng tôi cùng thỏa thuận chuyển nhượng nhà số 90 (nay là số 9) với giá 300 cây vàng 999. Anh Hòa có thể trả bằng tiền đồng ở thời điểm thanh toán sau khi quy đổi vàng".
a. Bạn có nhận xét gì về việc mua bán nhà giữa bà Hoa và anh Hòa?
b. Quyền sở hữu nhà đã được xác lập đối với người mua chưa? Vì sao?
c. Để tiếp tục thực hiện quan hệ mua bán này, các bên trong hợp đồng phải làm gì?
Bài 2:
Căn cứ vào 2 giấy nhận nợ, chị Lê cho rằng mình đã cho anh Lễ vay 150 triệu đồng. Cụ thể, 2 giấy tờ đó có nội dung như sau:
- Thứ nhất, "Giấy biên nhận vay nợ" ghi ngày 12 tháng 5 năm năm 2006 có chữ ký của chị Lê và anh Lễ với số tiền là 100 triệu đồng. Trong giấy không ghi tiền lãi, cũng không thấy thời hạn vay và thời hạn trả nợ.
- Thứ hai là 1 giấy ghi "Giấy nhận nợ tiền đề" do anh Lễ ghi có số tiền là 50 triệu đồng. Trong giấy có ghi ngày 10 - 7 - 2006 và có ghi hẹn sẽ trả sau 1 tuần.
Ngày 5 - 9 - 2006, chị Lê yêu cầu anh Lễ trả nợ. Anh Lễ có hẹn sau 2 tuần sẽ trả. Tuy nhiên, đã đến hạn mà anh Lễ vẫn không trả nợ. Sau nhiều lần đòi không được nợ, tháng 12 năm 2006, chị Lê tiếp tục đòi nợ. Ngoài tiền nợ gốc, chị còn yêu cầu anh Lễ phải trả cả tiền lãi theo quy định của pháp luật.
a. Hãy nhận xét về các quan hệ giữa chị Lê và anh Lễ.
b. Theo bạn, yêu cầu đòi nợ gốc và lãi của chị Lê có được chấp nhận không? Nêu căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.
Bài 3:
Bà A và bà B là bạn bè cùng làm ăn buôn bán vải chung với nhau trong nhiều năm. Lãi hàng tháng đã được chia sòng phẳng. Đến cuối năm 2005, bà A bàn với bà B để cùng nhau chuyển sang xây dựng nhà ở cho thuê. Tổng số tiền bà B đưa cho bà A là 100 000 USD và 500 triệu đồng. Số tiền đó được đưa làm nhiều tháng và đều được bà A ký nhận. Lần cuối cùng, vào ngày 2 - 6 - 2006, họ thỏa thuận gộp các giấy đó lại thành tổng số tiền trên.
Sau này, do mâu thuẫn, bà B đã yêu cầu bà A phải trả lại khoản tiền mà bà A đã vay để bà có thể trả lại những người mà bà đã vay trong làm ăn. Bà A không trả vì nói rằng không vay tiền của bà B.
1. Quan hệ mà bà B yêu cầu giải quyết có phải là quan hệ về hợp đồng vay tài sản không? Vì sao?
2. Có quan điểm cho rằng việc xác định quan hệ pháp luật đúng hay sai không quan trọng vì cuối cùng vẫn là việc bà B yêu cầu bà A phải trả tiền. Bạn có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Bài 4:
M và N đều không có giấy phép lái xe nhưng đã mượn xe ô tô của bạn đi chơi. Đầu tiên M điều khiển xe và sau đó chuyển lái cho N. Trên đường đi, N đã gây tai nạn. N thỏa thuận bồi thường cho người bị nạn và yêu cầu M cùng gánh chịu trách nhiệm. nhưng M từ chối vì cho rằng lỗi hoàn toàn do N gây ra (lúc xảy ra tai nạn, m đang ngủ trên xe).
Anh (chị) hãy bình luận sự việc trên và đưa ra phương án giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam?

Bài 5:
Anh A là nhân viên bán hàng của Công ty điện tử X. Anh chịu trách nhiệm giao hàng cho các đại lý của công ty theo khu vực được giao và có nhiệm vụ thu tiền của các đại lý về giao nộp cho công ty. Trong quá trình giao hàng và thu tiền tại các đại lý, anh A chưa nộp về cho công ty. Theo biên lai theo dõi công nợ, anh còn nợ tiền hàng của công ty, theo đó:
- Thu tiền hàng từ công ty Y với tổng số là 75 867 000 đồng;
- Thu tiền từ công ty Z với tổng số tiền là 5800 000 đồng;
- Thu tiền từ công ty M với tổng số tiền là 3600 000 đồng.
Công ty yêu cầu anh A phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ trên và yêu cầu tính lãi theo quy định của pháp luật.
1. Xác định bản chất pháp lý của quan hệ giữa anh A và công ty X.
2. Công ty X có thể yêu cầu anh A phải trả lãi không? Xác định những Điều luật quan trọng để giải quyết yêu cầu của công ty X.
Bài 6:
Ông A và bà B kết hôn vào năm 1950 có 4 người con chung là C, D, E, F. Vào năm 1959 Ông A kết hôn với bà T, và có 3 người con chung là H,K,P. Tháng 3 năm 2007 ông A và anh C chết cùng thời điểm do tay nạn giao thông vào thời điểm anh C qua đời anh đã có vợ là M và 2 con là G và N.
Ông A qua đời có để lại di trúc cho anh C 1/2 di sản, cho bà B và T mỗi bà 1/4 di sản. khi ông A qua đời bà B kiện đến tòa án xin được hưởng di sản của ông A, tài sản chung hợp nhất của A và B là 720 triệu đồng, Và của A và T là 960 triệu đồng.
Bài 7:
A mời B đi nhậu, B lại mời thêm C. 3 người đến quán nhậu. C khui bia thì phát hiện bia có trúng thưởng 01 xe máy. thế là 3 người tranh nhau về phần thưởng này.
A nói A là người mời đi nên phần thưởng đó phải thuộc về A.
B nói B là người mời C đi nên B phải có phần trong đó.
C nói C là người khui trúng nên phần thưởng đó phải thuộc về C.
vậy theo bạn trong trường hợp trên phần thưởng đó thuộc quyền sở hữu của ai.
Bài 8
Bà A có một nhà hàng kinh doanh dịch vụ karaoke. Nay việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên bà A muốn chuyển hướng kinh doanh. Biết bà A muốn bán một số đồ đạc tại nhà hàng của mình, ông B đến xem và đồng ý mua. Được biết, giá trị của các tài sản được mua bán là 300 triệu đồng. Hai bên đã làm một giấy biên nhận. Theo đó, ông B giao cho bà A một số tiền là 5 triệu đồng và không ghi rõ đó là số tiền đó được giao để bảo đảm thực hiện hợp đồng hay tiền trả trước cho việc mua bán. Theo bạn:
a. Số tiền mà ông B giao cho bà A là tiền đặt cọc bảo đảm thực hiện hợp đồng hay tiền trả trước cho hợp đồng mua bán của họ? Cơ sở pháp lý của việc xác định đó?
b. Tại sao cần phải xác định mục đích cụ thể của số tiền đó?

2đề cương luật dân sự 2 Empty Re: đề cương luật dân sự 2 Thu May 14, 2015 3:05 pm

tdung67

tdung67
Member
Member

Khong co bai giai ha ban?

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết