SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Cash_register Đăng ký
Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Menu-home Home
Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Menu-community Forum

APPS

Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Menu-newcontent Xem nội dung mới
Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Menu-more Lý lịch
Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Menu-reglas Trợ giúp
Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Date Lịch
Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, bảo vệ môi trường

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

librarian

librarian
Thành viên cấp 4
Thành viên cấp 4

Quản lý và bảo vệ môi trường luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu về môi trường như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp thông qua việc tác động đến kinh tế và xây dựng các quy phạm pháp luật. Trong bài viết, các tác giả trao đổi một số vấn đề liên quan đến thực trạng sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

1. Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý và bảo vệ môi trường

Để quản lý và bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, Nhà nước ta đã sử dụng nhiều biện pháp kinh tế và pháp lý với việc ban hành các đạo luật liên quan đến môi trường, các quy phạm pháp luật thuế, phí về môi trường, chế tài dân sự, hành chính cũng như tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, hệ thống các chính sách, pháp luật về thuế, phí... liên quan đến môi trường vẫn chưa hoàn thiện, các biện pháp quản lý và cưỡng chế chưa được thực thi hiệu quả.

1.1. Sử dụng công cụ kinh tế

Các công cụ kinh tế được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường với mục tiêu điều hòa xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế hiện nay rất đa dạng, bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí, đặt cọc, ký quỹ, quỹ bảo vệ môi trường, trợ cấp môi trường, hệ thống các tiêu chuẩn ISO...

Công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động lập kế hoạch bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trường với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm nhằm tăng hiệu quả chi phí, khuyến khích việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh. Các giải pháp kinh tế có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực, có tác dụng buộc người gây ô nhiễm phải thực hiện các mục tiêu về môi trường bằng các phương tiện, chi phí hiệu quả nhất; kích thích sự phát triển công nghệ mới và tăng cường chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, khuyến khích công tác nghiên cứu và phát triển “sản xuất sạch”.

Công cụ thuế, phí trong quản lý và bảo vệ môi trường

Thuế, phí là các công cụ có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. Việc đánh thuế, phí đối với môi trường một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mặt khác, hạn chế hoặc ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị và khu công nghiệp, khuyến khích việc sử dụng các năng lượng sạch.

Các chính sách thuế hiện hành trong những năm qua cũng đã hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường như thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá điếu, bia, xe ôtô với mức thuế suất khá cao nhằm mục tiêu hạn chế và định hướng tiêu dùng; thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... nhằm khuyến khích sử dụng các năng lượng có lợi cho môi trường. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Luật Thuế môi trường, nhằm hoàn thiện pháp luật thuế về môi trường.

Phí là khoản thu được sử dụng để bù đắp một phần các chi phí cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường, đồng thời đảm bảo cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người nộp phí. Như vậy, khác với thuế môi trường, phần lớn nguồn thu từ phí sẽ được sử dụng cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường, giải quyết một phần các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra. Chính sách phí môi trường hiện nay ở Việt Nam bao gồm:

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra, sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả đã được áp dụng từ năm 2003.

- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Chính sách thu phí đối với chất thải thông thường và chất thải nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được áp dụng từ năm 2007. Ngân sách thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn để dùng - một phần hoặc toàn bộ - cho chi phí đầu tư các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa phương.

- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: Đây là một loại phí mới, thực hiện từ năm 2008, được thu từ các hoạt động khai thác khoáng sản. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được dùng để chi cho mục đích hỗ trợ trong công tác bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phí xăng dầu: Thu đối với xăng các loại, dầu diezel, dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn, mỡ. Nguồn thu từ phí xăng dầu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương1. Đây là loại phí có nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn cho ngân sách nhà nước và có tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tự nhiên, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các nguyên liệu sạch để hạn chế các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Các biện pháp ký quỹ, đặt cọc

- Ký quỹ để phục hồi môi trường trong hoạt động khoáng sản: Là hình thức ký quỹ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác có nghĩa vụ gửi một khoản tiền, vàng bạc, đá quý hoặc các loại giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng Việt Nam để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Quy định này vừa có ý nghĩa đảm bảo nguồn tài chính chắc chắn cho việc phục hồi môi trường, vừa làm cho các tổ chức khai thác khoáng sản phải hạn chế tới mức thấp nhất việc làm ảnh hưởng, suy thoái cảnh quan, môi trường để giảm thiểu chi phí phục hồi. Đồng thời, biện pháp này cũng góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp khai thác khoáng sản về hành vi môi trường của mình.

- Đặt cọc hoặc ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản: Việc đặt cọc hoặc ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản cũng là bắt buộc, nhằm hạn chế việc thăm dò bừa bãi, đảm bảo tính trung thực về kết quả thăm dò, đảm bảo việc khai thác khoáng sản có hiệu quả, hạn chế đến mức tối đa tác hại xấu đến môi trường. Những quy định này có tác động trực tiếp tới các tổ chức, cá nhân được cấp giấy thăm dò khoáng sản, buộc họ phải cam kết bằng lợi ích kinh tế của mình việc thực hiện thăm dò khoáng sản đúng quy định, đúng tiến độ. Điều đó giúp hạn chế tình trạng thăm dò bừa bãi, không đúng kế hoạch, hạn chế tình trạng đăng ký nhưng không thăm dò mà chỉ để chiếm chỗ, làm ảnh hưởng đến khả năng thăm dò của các tổ chức, cá nhân khác.

Trợ cấp môi trường

Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở nhiều nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế châu Âu (OECD). Trợ cấp môi trường gồm các dạng: trợ cấp không hoàn lại, các khoản cho vay ưu đãi, cho phép khấu hao nhanh, ưu đãi thuế.

Chính sách trợ cấp sẽ là công cụ giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong những điều kiện như: tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc bắt buộc phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế, vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Ở Việt Nam, chính sách trợ cấp về môi trường được thực hiện thông qua hình thức cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế được quy định trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu. Hiện nay, có nhiều ý kiến đề nghị xây dựng quy định về cho phép khấu hao nhanh trong thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quỹ môi trường

Quỹ môi trường là loại công cụ kinh tế được sử dụng khá phổ biến hiện nay cho mục đích bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, quỹ này được chia làm ba loại: quỹ môi trường quốc gia, quỹ môi trường địa phương và quỹ môi trường ngành. Các quỹ này đã được sử dụng hiệu quả, hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ kinh tế còn là cơ sở để triển khai các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; giúp các cơ quan chức năng quản lý nhà nước giám sát được những diễn biến của môi trường và kiểm soát được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường; tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có khả năng gây ô nhiễm được quyền tự do lựa chọn các phương thức thích hợp, đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, song hệ thống thuế, phí của nước ta có liên quan đến bảo vệ môi trường còn chưa hoàn thiện.

1.2. Sử dụng công cụ pháp lý

Công cụ pháp lý được xem là công cụ hữu hiệu và mang lại kết quả nhanh, là một trong những công cụ không thể thiếu trong chiến lược quản lý, bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở các quy phạm trong một quốc gia mà còn các quy phạm có quy mô quốc tế. Chính vì vậy, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không chỉ là công việc bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà còn mang tính chất quốc tế. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường con người” tổ chức năm 1972 tại Thuỵ Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 (Braxin), đã có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay, đã có hàng nghìn văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết như: Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế (1944); Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề cá Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (1948); Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ (1967); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước - RAMSAR (1971 và 1988); Nghị định thư bổ sung Công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (Paris 1982); Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (1982); Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và công việc tiêu huỷ chúng; Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (1973 và 1994); Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991); Công ước của Liên hợp quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980); Nghị định thư Chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang; Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (25/7/1994); Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng (FAO 1985); Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn (1985 và 1994); Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân (IAEA 1985 và 1987); Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ (IAEA 1986 và 1987); Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn (1987 và 1984); Bản bổ sung Luân Đôn cho công ước (Luân Đôn 1990); Bản bổ sung Copenhagen (1992); Thoả thuận về mạng lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á - Thái bình dương (1988 và 1989); Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995); Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992 và 1994); Công ước về Đa dạng sinh học (1992 và 1994)2.

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó, Luật Bảo vệ môi trường 1993 là văn bản quan trọng nhất. Để cụ thể hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường được thông qua ngày 29/11/2005 đã thay thế cho luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp: phạt tiền, buộc lao động vệ sinh môi trường có thời hạn ở nơi công cộng, tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường (Điều 52). Ngày 31/12/2009, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 195 Bộ luật Hình sự (BLHS) 1985 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng và một số tội khác có liên quan như tội vi phạm các quy định về bảo vệ đất đai (Điều 180), tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng (Điều 181), tội vi phạm các quy định về chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ (Điều 192), tội vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 197)... và tiếp tục được quy định trong BLHS 1999 với một chương riêng (Chương XVII) quy định các tội phạm về môi trường; BLHS 2009 tiếp tục quy định một chương riêng (Chương XVII) bổ sung thêm một số điều cụ thể hơn về vi phạm trong lĩnh vực môi trường: tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182); tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a); tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b); tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185); tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186); tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187); tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188); tội huỷ hoại rừng (Điều 189); tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190); tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 190); tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a) và hàng loạt các thông tư, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường cũng được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông. Riêng đối với hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm tài chính của các chủ thể đối với môi trường thì được đề cập đến trong nhiều văn bản như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (1998, 2005, 2008), Luật Thuế tài nguyên (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (2005, 2008)... cụ thể:

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: với mục đích không khuyến khích một số hoạt động sản xuất kinh doanh có sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường nên Nhà nước có chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao như thuốc lá (65%), ô tô (10% - 60%) quy định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô phân biệt theo dung tích xilanh động cơ vì dung tích xilanh có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng xăng dầu tiêu thụ và lượng khí thải ra môi trường, thuế suất nhiên liệu (xăng 10%).... Ngoài ra, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định ưu đãi thuế đối với loại sản phẩm ít gây hại đến môi trường như xe ô tô chạy bằng năng lượng điện, năng lượng mặt trời áp dụng thuế suất chỉ bằng 50% và 70% mức thuế suất của xe ô tô cùng chủng loại nhưng chạy bằng xăng. Qui định ưu đãi này cũng nhằm khuyến khích việc đầu tư, sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm sử dụng năng lượng tiết kiệm, thân thiện với môi trường.

Luật Thuế tài nguyên: đánh vào các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản, kim loại và phi kim loại, dầu mỏ, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác nhằm khuyến khích việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Tùy thuộc vào giá trị lâm sản và loại tài nguyên để áp dụng các mức thuế suất khác nhau.

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường được ưu đãi thuế suất áp dụng là 10% theo văn bản qui định hiện hành; miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Đánh thuế cao đối với hoạt động khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm. Mở rộng diện khấu hao nhanh đối với hoạt động đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng công nghệ “sạch” và đối với việc đầu tư mới, nâng cấp, cải tiến máy móc thiết bị để giảm lượng chất thải độc hại.

Luật Thuế xuất nhập khẩu: thuế đánh vào các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng ảnh hưởng đến môi trường với các mức thuế suất khác nhau. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qui định ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, để có kế hoạch khai thác nguồn lợi thủy hải sản ven bờ bền vững, đồng thời hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm vùng ven biển, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 358/TTg ngày 29/5/1997 về ưu đãi đối với hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có tàu, thuyền hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ được hưởng một số ưu đãi về thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và lệ phí trước bạ.

Hệ thống các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế đã được Nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế, phí, các chính sách khác liên quan đến môi trường nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm soát và bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiểm, suy thoái môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường thông qua công cụ kinh tế và pháp lý

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường, các công cụ kinh tế và pháp lý cần được tiến hành với sự kết hợp đồng bộ:

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về môi trường, đặc biệt là nhanh chóng xây dựng và triển khai áp dụng Luật Thuế (bảo vệ) môi trường. Đây là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn thu từ thuế, phí môi trường sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, từ đó Chính phủ sẽ đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. Đó cũng là nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên các quỹ bảo vệ môi trường trong tương lai. Bên cạnh đó, cần bổ sung một số phí mới để bảo vệ môi trường như: phí sử dụng ôtô, xe máy nên thu hàng năm và phân biệt theo thời gian sử dụng. Ngoài ra, có thể nghiên cứu bổ sung thêm một số phí khác như phí sử dụng nguồn nước, phí thăm dò dầu khí…

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, nhằm thắt chặt hơn nữa việc quản lý và giám sát các hoạt động gây ô nhiễm đến môi trường.

- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải pháp khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Các cơ quan quản lý cùng với cảnh sát môi trường cần tăng cường giám sát và có biện pháp thực thi hiệu quả các chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

- Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc thiết lập các quan hệ này tạo nên hệ thống liên kết trong việc tham gia phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu vì một môi trường toàn cầu xanh, sạch; đồng thời tranh thủ được việc ứng dụng các công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường, sản xuất và sử dụng các năng lượng sạch cho môi trường; hợp tác đấu tranh với các tội phạm môi trường có tổ chức, xuyên quốc gia.

- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, liên quan đến môi trường.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

*

Quản lý và bảo vệ môi trường luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của hầu hết các quốc gia. “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế...”3. Để thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều chủ thể cũng như các công cụ trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Điều 29 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các cá nhân phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”. Hy vọng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế, phí, lệ phí, tăng cường công tác quản lý và nghiêm minh trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ mang lại hiệu quả cao, hướng tới một môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững.

Quản lý và bảo vệ môi trường luôn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu về môi trường như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp thông qua việc tác động đến kinh tế và xây dựng các quy phạm pháp luật. Trong bài viết, các tác giả trao đổi một số vấn đề liên quan đến thực trạng sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý, kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

1. Sử dụng công cụ kinh tế và pháp lý trong quản lý và bảo vệ môi trường

Để quản lý và bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, Nhà nước ta đã sử dụng nhiều biện pháp kinh tế và pháp lý với việc ban hành các đạo luật liên quan đến môi trường, các quy phạm pháp luật thuế, phí về môi trường, chế tài dân sự, hành chính cũng như tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, hệ thống các chính sách, pháp luật về thuế, phí... liên quan đến môi trường vẫn chưa hoàn thiện, các biện pháp quản lý và cưỡng chế chưa được thực thi hiệu quả.

1.1. Sử dụng công cụ kinh tế

Các công cụ kinh tế được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường với mục tiêu điều hòa xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế hiện nay rất đa dạng, bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí, đặt cọc, ký quỹ, quỹ bảo vệ môi trường, trợ cấp môi trường, hệ thống các tiêu chuẩn ISO...

Công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động lập kế hoạch bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trường với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm nhằm tăng hiệu quả chi phí, khuyến khích việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh. Các giải pháp kinh tế có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực, có tác dụng buộc người gây ô nhiễm phải thực hiện các mục tiêu về môi trường bằng các phương tiện, chi phí hiệu quả nhất; kích thích sự phát triển công nghệ mới và tăng cường chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, khuyến khích công tác nghiên cứu và phát triển “sản xuất sạch”.

Công cụ thuế, phí trong quản lý và bảo vệ môi trường

Thuế, phí là các công cụ có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. Việc đánh thuế, phí đối với môi trường một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mặt khác, hạn chế hoặc ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị và khu công nghiệp, khuyến khích việc sử dụng các năng lượng sạch.

Các chính sách thuế hiện hành trong những năm qua cũng đã hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường như thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá điếu, bia, xe ôtô với mức thuế suất khá cao nhằm mục tiêu hạn chế và định hướng tiêu dùng; thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... nhằm khuyến khích sử dụng các năng lượng có lợi cho môi trường. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Luật Thuế môi trường, nhằm hoàn thiện pháp luật thuế về môi trường.

Phí là khoản thu được sử dụng để bù đắp một phần các chi phí cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường, đồng thời đảm bảo cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người nộp phí. Như vậy, khác với thuế môi trường, phần lớn nguồn thu từ phí sẽ được sử dụng cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường, giải quyết một phần các vấn đề môi trường do những người đóng phí gây ra. Chính sách phí môi trường hiện nay ở Việt Nam bao gồm:

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra, sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết kiệm và hiệu quả đã được áp dụng từ năm 2003.

- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Chính sách thu phí đối với chất thải thông thường và chất thải nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được áp dụng từ năm 2007. Ngân sách thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn để dùng - một phần hoặc toàn bộ - cho chi phí đầu tư các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa phương.

- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: Đây là một loại phí mới, thực hiện từ năm 2008, được thu từ các hoạt động khai thác khoáng sản. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được dùng để chi cho mục đích hỗ trợ trong công tác bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phí xăng dầu: Thu đối với xăng các loại, dầu diezel, dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn, mỡ. Nguồn thu từ phí xăng dầu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương1. Đây là loại phí có nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn cho ngân sách nhà nước và có tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tự nhiên, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các nguyên liệu sạch để hạn chế các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Các biện pháp ký quỹ, đặt cọc

- Ký quỹ để phục hồi môi trường trong hoạt động khoáng sản: Là hình thức ký quỹ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác có nghĩa vụ gửi một khoản tiền, vàng bạc, đá quý hoặc các loại giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng Việt Nam để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Quy định này vừa có ý nghĩa đảm bảo nguồn tài chính chắc chắn cho việc phục hồi môi trường, vừa làm cho các tổ chức khai thác khoáng sản phải hạn chế tới mức thấp nhất việc làm ảnh hưởng, suy thoái cảnh quan, môi trường để giảm thiểu chi phí phục hồi. Đồng thời, biện pháp này cũng góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp khai thác khoáng sản về hành vi môi trường của mình.

- Đặt cọc hoặc ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản: Việc đặt cọc hoặc ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản cũng là bắt buộc, nhằm hạn chế việc thăm dò bừa bãi, đảm bảo tính trung thực về kết quả thăm dò, đảm bảo việc khai thác khoáng sản có hiệu quả, hạn chế đến mức tối đa tác hại xấu đến môi trường. Những quy định này có tác động trực tiếp tới các tổ chức, cá nhân được cấp giấy thăm dò khoáng sản, buộc họ phải cam kết bằng lợi ích kinh tế của mình việc thực hiện thăm dò khoáng sản đúng quy định, đúng tiến độ. Điều đó giúp hạn chế tình trạng thăm dò bừa bãi, không đúng kế hoạch, hạn chế tình trạng đăng ký nhưng không thăm dò mà chỉ để chiếm chỗ, làm ảnh hưởng đến khả năng thăm dò của các tổ chức, cá nhân khác.

Trợ cấp môi trường

Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở nhiều nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế châu Âu (OECD). Trợ cấp môi trường gồm các dạng: trợ cấp không hoàn lại, các khoản cho vay ưu đãi, cho phép khấu hao nhanh, ưu đãi thuế.

Chính sách trợ cấp sẽ là công cụ giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong những điều kiện như: tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc bắt buộc phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế, vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Ở Việt Nam, chính sách trợ cấp về môi trường được thực hiện thông qua hình thức cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế được quy định trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu. Hiện nay, có nhiều ý kiến đề nghị xây dựng quy định về cho phép khấu hao nhanh trong thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quỹ môi trường

Quỹ môi trường là loại công cụ kinh tế được sử dụng khá phổ biến hiện nay cho mục đích bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, quỹ này được chia làm ba loại: quỹ môi trường quốc gia, quỹ môi trường địa phương và quỹ môi trường ngành. Các quỹ này đã được sử dụng hiệu quả, hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ kinh tế còn là cơ sở để triển khai các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; giúp các cơ quan chức năng quản lý nhà nước giám sát được những diễn biến của môi trường và kiểm soát được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường; tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có khả năng gây ô nhiễm được quyền tự do lựa chọn các phương thức thích hợp, đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, song hệ thống thuế, phí của nước ta có liên quan đến bảo vệ môi trường còn chưa hoàn thiện.

1.2. Sử dụng công cụ pháp lý

Công cụ pháp lý được xem là công cụ hữu hiệu và mang lại kết quả nhanh, là một trong những công cụ không thể thiếu trong chiến lược quản lý, bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở các quy phạm trong một quốc gia mà còn các quy phạm có quy mô quốc tế. Chính vì vậy, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không chỉ là công việc bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà còn mang tính chất quốc tế. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường con người” tổ chức năm 1972 tại Thuỵ Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 (Braxin), đã có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay, đã có hàng nghìn văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết như: Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế (1944); Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề cá Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (1948); Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ (1967); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước - RAMSAR (1971 và 1988); Nghị định thư bổ sung Công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (Paris 1982); Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (1982); Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và công việc tiêu huỷ chúng; Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (1973 và 1994); Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991); Công ước của Liên hợp quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980); Nghị định thư Chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang; Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (25/7/1994); Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng (FAO 1985); Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn (1985 và 1994); Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân (IAEA 1985 và 1987); Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ (IAEA 1986 và 1987); Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn (1987 và 1984); Bản bổ sung Luân Đôn cho công ước (Luân Đôn 1990); Bản bổ sung Copenhagen (1992); Thoả thuận về mạng lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á - Thái bình dương (1988 và 1989); Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995); Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992 và 1994); Công ước về Đa dạng sinh học (1992 và 1994)2.

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó, Luật Bảo vệ môi trường 1993 là văn bản quan trọng nhất. Để cụ thể hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường được thông qua ngày 29/11/2005 đã thay thế cho luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp: phạt tiền, buộc lao động vệ sinh môi trường có thời hạn ở nơi công cộng, tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường (Điều 52). Ngày 31/12/2009, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 195 Bộ luật Hình sự (BLHS) 1985 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng và một số tội khác có liên quan như tội vi phạm các quy định về bảo vệ đất đai (Điều 180), tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng (Điều 181), tội vi phạm các quy định về chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ (Điều 192), tội vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 197)... và tiếp tục được quy định trong BLHS 1999 với một chương riêng (Chương XVII) quy định các tội phạm về môi trường; BLHS 2009 tiếp tục quy định một chương riêng (Chương XVII) bổ sung thêm một số điều cụ thể hơn về vi phạm trong lĩnh vực môi trường: tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182); tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a); tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b); tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185); tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186); tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187); tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188); tội huỷ hoại rừng (Điều 189); tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190); tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 190); tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a) và hàng loạt các thông tư, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường cũng được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông. Riêng đối với hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm tài chính của các chủ thể đối với môi trường thì được đề cập đến trong nhiều văn bản như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (1998, 2005, 2008), Luật Thuế tài nguyên (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (2005, 2008)... cụ thể:

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: với mục đích không khuyến khích một số hoạt động sản xuất kinh doanh có sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường nên Nhà nước có chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao như thuốc lá (65%), ô tô (10% - 60%) quy định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô phân biệt theo dung tích xilanh động cơ vì dung tích xilanh có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng xăng dầu tiêu thụ và lượng khí thải ra môi trường, thuế suất nhiên liệu (xăng 10%).... Ngoài ra, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định ưu đãi thuế đối với loại sản phẩm ít gây hại đến môi trường như xe ô tô chạy bằng năng lượng điện, năng lượng mặt trời áp dụng thuế suất chỉ bằng 50% và 70% mức thuế suất của xe ô tô cùng chủng loại nhưng chạy bằng xăng. Qui định ưu đãi này cũng nhằm khuyến khích việc đầu tư, sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm sử dụng năng lượng tiết kiệm, thân thiện với môi trường.

Luật Thuế tài nguyên: đánh vào các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên bao gồm các hoạt động khai thác khoáng sản, kim loại và phi kim loại, dầu mỏ, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác nhằm khuyến khích việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Tùy thuộc vào giá trị lâm sản và loại tài nguyên để áp dụng các mức thuế suất khác nhau.

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường được ưu đãi thuế suất áp dụng là 10% theo văn bản qui định hiện hành; miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Đánh thuế cao đối với hoạt động khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm. Mở rộng diện khấu hao nhanh đối với hoạt động đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng công nghệ “sạch” và đối với việc đầu tư mới, nâng cấp, cải tiến máy móc thiết bị để giảm lượng chất thải độc hại.

Luật Thuế xuất nhập khẩu: thuế đánh vào các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng ảnh hưởng đến môi trường với các mức thuế suất khác nhau. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qui định ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, để có kế hoạch khai thác nguồn lợi thủy hải sản ven bờ bền vững, đồng thời hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm vùng ven biển, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 358/TTg ngày 29/5/1997 về ưu đãi đối với hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có tàu, thuyền hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ được hưởng một số ưu đãi về thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và lệ phí trước bạ.

Hệ thống các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế đã được Nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế, phí, các chính sách khác liên quan đến môi trường nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm soát và bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiểm, suy thoái môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường thông qua công cụ kinh tế và pháp lý

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường, các công cụ kinh tế và pháp lý cần được tiến hành với sự kết hợp đồng bộ:

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về môi trường, đặc biệt là nhanh chóng xây dựng và triển khai áp dụng Luật Thuế (bảo vệ) môi trường. Đây là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn thu từ thuế, phí môi trường sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, từ đó Chính phủ sẽ đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. Đó cũng là nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên các quỹ bảo vệ môi trường trong tương lai. Bên cạnh đó, cần bổ sung một số phí mới để bảo vệ môi trường như: phí sử dụng ôtô, xe máy nên thu hàng năm và phân biệt theo thời gian sử dụng. Ngoài ra, có thể nghiên cứu bổ sung thêm một số phí khác như phí sử dụng nguồn nước, phí thăm dò dầu khí…

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, nhằm thắt chặt hơn nữa việc quản lý và giám sát các hoạt động gây ô nhiễm đến môi trường.

- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải pháp khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Các cơ quan quản lý cùng với cảnh sát môi trường cần tăng cường giám sát và có biện pháp thực thi hiệu quả các chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

- Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc thiết lập các quan hệ này tạo nên hệ thống liên kết trong việc tham gia phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu vì một môi trường toàn cầu xanh, sạch; đồng thời tranh thủ được việc ứng dụng các công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường, sản xuất và sử dụng các năng lượng sạch cho môi trường; hợp tác đấu tranh với các tội phạm môi trường có tổ chức, xuyên quốc gia.

- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, liên quan đến môi trường.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

*

Quản lý và bảo vệ môi trường luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của hầu hết các quốc gia. “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế...”3. Để thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều chủ thể cũng như các công cụ trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Điều 29 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các đoàn thể xã hội và tất cả các cá nhân phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”. Hy vọng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế, phí, lệ phí, tăng cường công tác quản lý và nghiêm minh trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế sẽ mang lại hiệu quả cao, hướng tới một môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững.

(Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 194-thang-5-2011 ngày 10/05/2011) ThS. Lê Thị Thảo - Khoa Luật, Đại học Huế; ThS. Nguyễn Quang Tuấn - Khoa Địa lý - Địa chất, Đại học Khoa học - Đại học Huế.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết