SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

Một số đề thi môn hình sự 3 Cash_register Đăng ký
Một số đề thi môn hình sự 3 Menu-home Home
Một số đề thi môn hình sự 3 Menu-community Forum

APPS

Một số đề thi môn hình sự 3 Menu-newcontent Xem nội dung mới
Một số đề thi môn hình sự 3 Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

Một số đề thi môn hình sự 3 Menu-more Lý lịch
Một số đề thi môn hình sự 3 Menu-reglas Trợ giúp
Một số đề thi môn hình sự 3 Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

Một số đề thi môn hình sự 3 Date Lịch
Một số đề thi môn hình sự 3 Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

Một số đề thi môn hình sự 3

+2
auto
Nam Nguyen Gia
6 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Một số đề thi môn hình sự 3 Empty Một số đề thi môn hình sự 3 Fri Apr 03, 2009 7:50 pm

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

ĐỀ 1:

90 phút - Được sử dụng tài liệu

I/ Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

1) Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành "Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" qui định tại Điều 95 BLHS.

2) Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" (Điều 97BLHS).

3) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ được qui định trong tội cưỡng đoạt TS (Điều 135 BLHS).

4) Tài sản do pham tội mà có chỉ gồm những tài sản do chiếm đoạt được.

5) Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS).

II/ Hãy giải quyết các tình huống sau:

Bài tập 1 (3 điểm)

Qua kiểm tra hành chính, CA đã bắt quả tang chủ hộ là A đang tàng trữ trái phép 4,5kg lá cần sa và 2372 điếu thuốc cần sa. A khai với cơ quan điều tra là thường ngày, ngoài việc mua bán thuốc lá, A còn mua lá cần sa của một số người đem bán (không rõ địa chỉ) với giá 100.000 đồng/kg rồi về tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuy không tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bán lá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứt xuống sông.

1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A?

2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến:

-ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A

-ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội "Che giấu tội phạm" theo Điều 313 BLHS.

a) Theo anh chị, ý kiến nào đúng, tại sao?

b)Chỉ rõ ý kiến nào sai. Tại sao sai ?

Bài tập 2 (2 điểm)

X là thư ký giúp việc cho Thẩm phán. Qua tiếp xúc hồ sơ vụ án, theo kinh nghiệm, X dự đoán được bị cáo Y trong 1 vụ án có thể được hưởng án treo nên đã chủ động tìm gặp Y và gợi ý: có thể lo cho Y được hưởng án treo. Y tin sái cổ là X nói thật nên đã đưa cho X 5 triệu để "chạy án". Sau khi nhận tiền, X không hề có tác động nào đối với Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử. Khi đưa vụ án ra xét xử, Y bị tuyên 2 năm tù giam. Vì thấy X không đáp ứng được yêu cầu nên Y đã tố cáo hành vi của X.

Hãy xác định các tội danh trong vụ án trên.

ĐỀ 2:
. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

1) Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành tội giết người.

2) Chỉ cấu thành “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (điều 95 BLHS) khi có hậu quả nạn nhân chết.

3) Tước đoạt tính mạng người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành :tội giúp người khác tự sát”

4) Hành vi của người đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ cấu thành “tội giao cấu với trẻ em” (điều 115 BLHS)

5) Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi không chỉ được quy định trong cấu thành “tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo điều 123 BLHS.

6) Không phải mọi loại tài sản đếu là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

7) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ được quy định trong “Tội cưỡng đoạt tài sản: (điều 135 BLHS).

II. Hãy giải quyết tình huống:

Ông N làm nghề sửa chữa và bán phụ tùng xe Honda. Trưa ngày … năm 2006, B đến tiệm của ông N hỏi mua một số phụ tùng xe máy trị giá 4,8 trđ. B bảo ông N cho toàn bộ số phụ tùng đó vào một chiếc thùng (loại thùng đựng bột ngọt Vedan) và yêu cầu dán kín lại. Sau đó, B nói cần ra chợ mua một số đồ khác rồi sẽ quay trở lại lấy hàng rồi trả tiền. Một lát sau, B quay lại và chở theo một chiếc thùng (đã dán keo) giống y như loại thùng mà ông N đã sử dụng để đựng số phụ tùng xe. Trong khi ông N vào nhà nghe điện thoại thì B đã nhanh tay tráo chiếc thùng mà mình mang theo để lấy thùng phụ tùng nói trên (cú điện thoại đó là do B đã sắp đặt để S (14 tuổi) là cháu họ của B gọi cho ông N từ trạm điện thoại dùng thẻ từ). Khi ông N quay ra, B viện lý do không đủ tiền nên hẹn về nhà lấy tiền và một giờ sau quay lại nhận hàng. Sau gần 3 giờ, không thấy B quay lại, ông N sinh nghi nên mở thùng ra xem mới biết bên trong chiếc thùng đó chỉ toàn là muối và rác thải từ chợ rau quả.

Về việc định tội danh đối với hành vi của B có 3 ý kiến:

V Ý kiến thứ nhất cho rằng: B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 137 BLHS.

V Ý kiến thứ hai cho rằng: B phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 BLHS.

V Ý kiến thứ ba cho rằng: B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 BLHS.

1) Theo anh (chị) ý kiến nào đúng? Tại sao?

2) Nêu lập luận và cơ sở để bác bỏ các ý kiến sai.

ĐỀ 3:

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

1) Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của “tội bức tử” (điều 100 BLHS).

2) Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (điều 139 BLHS).

3) Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

4) Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành “tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo điều 194 BLHS.

5) Khai báo gian dối của người phạm tội là hành vi cấu thành “tội khai báo gian dối” (điều 307 BLHS)

II. Bài tập tình huống.

1) 17 giờ chiều, A và B đi ngang qua nhà ông C thì thấy ông đang ngồi trong vườn, đầu quấn khăn. Do đã từng làm thuê ở nhà ông C, nên A (25 tuổi) biết ông thường cất tiền trong chiếc khăn đội đầu. A nói cho B (22 tuổi) biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C. A đứng sát hàng rào phía ngoài, B lẻn vào vườn, đến sau lưng ông C giật chiết khăn, ném cho A rồi chạy nhanh ra khỏi vườn. Chúng giấu chiếc khăn choàng đầu tại một hốc cây mà không kịp mở khăn để kiểm tra số tiền trong đó. Sáng hôm sau, A sai H (18 tuổi, là em vợ của A) đến hốc cây để lấy số tiền trên. H tìm được chiếc khăn choàng và thấy có 2 cọc tiền, một cọc 2.000.000 đồng, cọc còn lại là 2.400.000 đồng. H lấy cọc tiền 2.000.000 đồng giấu đi để xài riêng và đem về cho A chiếc khăn choàng đầu cùng cọc tiền còn lại là 2.400.000 đồng. A cho H 100.000 đồng. Số tiền còn lại chia đôi cho B và A mỗi người 1.150.000 đồng.

A) Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B.

B) H có đồng phạm với A và B trong việc chiếm đoạt số tiền của ông C hay không? Tại sao?
C) Hành vi lấy 2.000.000 đồng của H có cấu thành tội phạm hay không? Nếu có thì cấu thành tội gì?

2) X và Y được biết về hệ thống ống dẫn dầu do một đơn vị quân đội đã thi công và chuẩn bị đưa vào vận hành nên đã móc nối với H là một chiến sỹ trong đơn vị này để đào trộm đường ống dẫn dầu bán lấy tiền tiêu xài. H đồng ý tham gia và đã vẽ sơ đồ hệ thống ống dẫn dầu, chỉ rõ vị trí thuận lợi cho việc đào trộm. Chúng hẹn nhau đến đêm sẽ thực hiện tội phạm. X và Y đến điểm hẹn, tuy không thấy H đến nhưng chúng vẫn phạm tội như kế hoạch. X và Y đã đào được một đoạn ống dẫn dầu và đem bán được 700.000 đồng. Vụ việc bị phát hiện. Tại cơ quan điều tra, H khai rằng hôm gây án, vì sợ trách nhiệm nên không đến.

Hãy xác định:

A) Hành vi trên của X và Y cấu thành tội phạm nào?

B) H có phạm tội “không tố giác tội phạm” không? Tại sao?

https://svlaw.forumvi.com

auto

auto
Thành viên cấp 2
Thành viên cấp 2

cái dề 1 phần bài tập giống y chang đề thi khoa thương mại năm nay

3Một số đề thi môn hình sự 3 Empty Re: Một số đề thi môn hình sự 3 Tue Jun 30, 2009 12:51 am

auto

auto
Thành viên cấp 2
Thành viên cấp 2

1) Mọi trường hợp giết người tromng trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành "Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" qui định tại Điều 95 BLHS.
-sai. có thể cấu thành tội giết người do vượt quá giớ hạn phòng vệ chính đáng....
2) Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" (Điều 97BLHS).
-sai. tội giết người ....
3)sai. có thể cấu thành tội bắt cóc chiếm đoạt ts, nếu uy hiếp tinh thân ;làm tê liệt ngay tức khắc có thể cấu thành tội cướp tài sản.
4)sai. sử dụng trái phép ts, và chiếm giữ trái phép ts
5)sai. có thể dính tội hiếp dâm trẻ em... affraid

dung law

avatar
Member
Member

Đề 2:
Nhận định đúng, sai. Giải thích.
1. sai. vì có thể cấu thành tội vô ý làm chết người (Đ98) nếu người phạm tội không cố ý.
2. Đúng. vì nếu không có hậu quả chết người thì xử tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Đ105).
3. sai. vì cấu thành tội giết người (Đ93).
4. sai. vì có thể cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Đ256).
5. Đúng. vì ngoài ra còn cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Đ134) bởi tội này có hai hành vi bắt người trái pháp luật và chiếm đoạt tài sản.
6. Đúng. vì tài sản hữu danh (giấy tờ có giá ghi tên chủ sở hữu) và tài sản hình thành trong tương lai không phải là đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu.
7. sai. vì có thể cấu thành tội cướp tài sản (Đ133).
Bài tập:
1. Theo mình thì B phạm tội trộm cắp tài sản. vì dấu hiệu quan trọng của tội trộm cắp tài sản đó là lén lút, nghĩa là vụng trộm. Trong trường hợp này B đã lén lút tráo thùng hàng của chủ sở hữu nên đã làm cho chủ sở hữu không biết và không có hành động ngăn cản. Do vậy đã thỏa mãn tội trộm cắp tài sản.
=> Trộm cắp tài sản.
2. Không phải tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Vì hành vi để cấu thành tội này là công nhiên, nghĩa là sau khi chiếm đoạt mà không tẩu thóat. Trong khi đó ở bài này sau khi B chiếm đoạt đã tẩu thóat. Do vậy không thỏa mãn.
Không phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì B không lừa đảo hay dối trá chủ sở hữu mà ở đây chỉ là hành vi lén lút đánh tráo tài sản.
Xin các bạn góp ý thêm!

5Một số đề thi môn hình sự 3 Empty Re: Một số đề thi môn hình sự 3 Wed Jul 01, 2009 11:44 am

leanhasbatdiet

leanhasbatdiet
Moderator
Moderator

làm bài tập đề 1:
Bài tập 1 (3 điểm)
Qua kiểm tra hành chính, CA đã bắt quả tang chủ hộ là A đang tàng trữ trái phép 4,5kg lá cần sa và 2372 điếu thuốc cần sa. A khai với cơ quan điều tra là thường ngày, ngoài việc mua bán thuốc lá, A còn mua lá cần sa của một số người đem bán (không rõ địa chỉ) với giá 100.000 đồng/kg rồi về tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuy không tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bán lá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứt xuống sông.
1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A?
2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến:
-ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A
-ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội "Che giấu tội phạm" theo Điều 313 BLHS.
a) Theo anh chị, ý kiến nào đúng, tại sao?
b)Chỉ rõ ý kiến nào sai. Tại sao sai ?
Bài tập 2 (2 điểm)
X là thư ký giúp việc cho Thẩm phán. Qua tiếp xúc hồ sơ vụ án, theo kinh nghiệm, X dự đoán được bị cáo Y trong 1 vụ án có thể được hưởng án treo nên đã chủ động tìm gặp Y và gợi ý: có thể lo cho Y được hưởng án treo. Y tin sái cổ là X nói thật nên đã đưa cho X 5 triệu để "chạy án". Sau khi nhận tiền, X không hề có tác động nào đối với Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử. Khi đưa vụ án ra xét xử, Y bị tuyên 2 năm tù giam. Vì thấy X không đáp ứng được yêu cầu nên Y đã tố cáo hành vi của X.
Hãy xác định các tội danh trong vụ án trên.
giải
câu1
1. Hành vi phạm tội của A là hành vi mua bán trai phép chất ma túy theo điều 194. tùy theo số lượng mà áp dụng khung hình phạt( đề ko nói rõ nên ko biết). không là tội sản xuất trái phép chất mà túy, vì A không có hành vi chế biến, điều chế từ cây có chứa chất ma túy(cần sa) sang một dạng chất ma túy khác. đây chỉ là hành vi làm biến đổi hình thức của lá cần sa thành điếu thuốc cần sa. không phải là biến đổi vê chất do đó đây ko phải là hành vi sản xuất chất ma túy.
2. Ở đây chia ra hai trường hợp. Đó là nếu B hứa hẹn trước rằng sẽ có hành vi trên thì lúc này B sẽ bị xem như là đồng phạm với A và được coi như là người giúp sức. còn nếu B ko hứa hẹn trước với A thì B ko bị coi là đồng phạm mà chỉ cấu thành hành vi che dấu tội phạm theo điều 313.
Ở đây B còn có thể bị xét xử với hành vi không tố giác tội phạm theo điều 314 nếu cấu thành tội phạm của A là cấu thành tội đặc biệt nghiêm trọng.
bài 2
-Hành vi của X cấu thành tội nhận hối lộ. vì ở đây X là người có chức vụ quyền hạn. X nhận của Y một khoản tiền nhằm tác động lên thẩm phán và hội đồng xét xử. việc X có làm hay ko làm theo thỏa thuận với Y không là yếu tố định tội. tội danh của X đã hoàn thành khi X chủ động đòi hỏi việc nhận tiền để tác động lên thẩm phán và hội đồng xét xử và Y đồng ý. do vậy trong trường hợp này hành vi của X cấu thành tội hối lộ.
- ko thể là tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản(điều 280) vì chức vụ quyền hạn của X ko trực tiếp là nguyên nhân để Y giao tài sản cho X.
bài tập hình sự khó thật. đây chỉ là ý kiến cá nhân. mong các bạn góp ý giùm..hix hixx.. Basketball Basketball Basketball

leanhasbatdiet

leanhasbatdiet
Moderator
Moderator

bài tập 2 thống nhất vơi bạn dung ú ù ù là tội trộm cắp tài sản
II. Bài tập tình huống.
1) 17 giờ chiều, A và B đi ngang qua nhà ông C thì thấy ông đang ngồi trong vườn, đầu quấn khăn. Do đã từng làm thuê ở nhà ông C, nên A (25 tuổi) biết ông thường cất tiền trong chiếc khăn đội đầu. A nói cho B (22 tuổi) biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C. A đứng sát hàng rào phía ngoài, B lẻn vào vườn, đến sau lưng ông C giật chiết khăn, ném cho A rồi chạy nhanh ra khỏi vườn. Chúng giấu chiếc khăn choàng đầu tại một hốc cây mà không kịp mở khăn để kiểm tra số tiền trong đó. Sáng hôm sau, A sai H (18 tuổi, là em vợ của A) đến hốc cây để lấy số tiền trên. H tìm được chiếc khăn choàng và thấy có 2 cọc tiền, một cọc 2.000.000 đồng, cọc còn lại là 2.400.000 đồng. H lấy cọc tiền 2.000.000 đồng giấu đi để xài riêng và đem về cho A chiếc khăn choàng đầu cùng cọc tiền còn lại là 2.400.000 đồng. A cho H 100.000 đồng. Số tiền còn lại chia đôi cho B và A mỗi người 1.150.000 đồng.
A) Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B.
B) H có đồng phạm với A và B trong việc chiếm đoạt số tiền của ông C hay không? Tại sao?
C) Hành vi lấy 2.000.000 đồng của H có cấu thành tội phạm hay không? Nếu có thì cấu thành tội gì?
2) X và Y được biết về hệ thống ống dẫn dầu do một đơn vị quân đội đã thi công và chuẩn bị đưa vào vận hành nên đã móc nối với H là một chiến sỹ trong đơn vị này để đào trộm đường ống dẫn dầu bán lấy tiền tiêu xài. H đồng ý tham gia và đã vẽ sơ đồ hệ thống ống dẫn dầu, chỉ rõ vị trí thuận lợi cho việc đào trộm. Chúng hẹn nhau đến đêm sẽ thực hiện tội phạm. X và Y đến điểm hẹn, tuy không thấy H đến nhưng chúng vẫn phạm tội như kế hoạch. X và Y đã đào được một đoạn ống dẫn dầu và đem bán được 700.000 đồng. Vụ việc bị phát hiện. Tại cơ quan điều tra, H khai rằng hôm gây án, vì sợ trách nhiệm nên không đến.
Hãy xác định:
A) Hành vi trên của X và Y cấu thành tội phạm nào?
B) H có phạm tội “không tố giác tội phạm” không? Tại sao?
giải
câu 1
A) Hành vi của A và B cấu thành tội danh tội cướp giật tài sản. do thỏa mãn hai dấu hiệu công nhiên và nhanh chóng.
B) Ở đây chia ra 2 trường hợp. nếu H biết được tài sản này là do A va B cướp giật được mà có thì sẽ là đồng phạm với vai trò là người giúp sức. vì việc giúp sức có thể được cấu thành khi tội phạm chưa hoàn thành nhưng chưa kết thúc.
C)???????????????????????????????. ai biết chỉ giùm???
câu 2
A)Hành vi của X, Y cấu thành tội phá hủy công trình, phương tiên, quan trọng về an ninh quốc gia theo điều 231.
B) Oài khó quá. theo mình thì H vẫn bị truy cứu về tội không tố giác tội phạm do đã thõa mãn tất cả các yếu tố tại điều 314.
Nhưng nếu đề hỏi H có phải là đồng phạm ko thì ko biết trả lời sao. ở đây H có thể được coi là nửa chừng chấm dứt tội phạm ko..... nếu ko thì xử lí H như thế nào....trời chắc tiêu môn này quá...ai giải đáp giùm với Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad Crying or Very sad

traitimphale7777

traitimphale7777
Member
Member

mình có một bài tập hình sự khó quá mong các bạn góp ý kiến giải quyết giúp mình nhe!
lê Vĩnh, việt kiều Mỹ, thường về Việt Nam thăm quê hương. Giữa 09-2011,Visa của Vĩnh hết hạn nhưng Vĩnh vẫn tiếp tục ở Việt Nam mà không di gia hạn, thậm chí còn nhập hộ khẩu vào hộ gia đình người vợ thứ 10, cô Nguyễn Thị Kim Chi và được cấp giấy chứng minh nd.
Năm 2002, Vĩnh cùng con gái vào Việt Nam mà không xin Visa thông qua đường campuchia sau đó Vĩnh cùng con gái là Lê Thị Phương Sương mua 800m2 đất ruộng ở xã Vĩnh Lương _ Nha trang nhờ sự tiếp tay cưa cán bộ địa chính Vĩnh đẵ đăng ký quyền sử dụng số đất trên. sau đó Vĩnh xây nhà nhưng không có giấy phép nên bị UBND thành phố cưỡng chế phá bỏ.
Theo anh (chị) có ai phạm tội không? tại sao?
mong các bạn giải quyết giúp mình nhe! thanks!

momsun

momsun
Member
Member

Giải nhận định Đề 1:
1) Mọi t/h giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành "Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" qđ tại Điều 95 BLHS. => S, phải có hvi trái PL nghiêm trong của nạn nhân và nạn nhân phải tử vong thì mới CTTP đ95. Lưu ý: t/h nếu như trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do chính bản thân nạn nhân gây ra thì người PT phải chịu TNHS về tội Giết người theo đ 93. (vd: dùng chất say như uống rượu hoặc chất kích thích khác mà bị say nhân có hvi VPPL ko nghiêm trọng của nạn nhân mà TH hvi giết người thì ko coi là t/h PT trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh)
2) Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hvi cấu thành tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" (Điều 97BLHS).=> S, có thể cấu thành tội Giết người (đ93).
3) Uy hiếp tinh thần người qlý TS nhằm chiếm đoạt TS là hvi chỉ được qui định trong tội cưỡng đoạt TS (Điều 135 BLHS)=> S, có thể đc qđ trong các tội khác như Tội giết người ( đ93), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt TS (đ94) cũng có sự uy hiếp tinh thần
4) TS do pham tội mà có chỉ gồm những TS do chiếm đoạt được.=> S, có thể do những TS do chiếm hữu đc như Tội chiếm giữ trái phép TS (đ141)
5) Mọi t/h mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS).=> S, t/h mua dâm trẻ em (có giao cấu w trẻ em) dưới 13 tuổi thì cấu thành tội Hiếp dâm trẻ em (đ112).

Giải nhận định Đề 2:
1) SD điện trái phép làm chết người là hvi chỉ cấu thành tội giết người.=> S, theo I. 12b Công văn số 81/2002 ngày 10/6/2002 của TANDTC về việc giải quyết các vấn đề nghiệp vụ thì đối w t/h “ SD điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng: nếu người SD điện mắc điện ở nơi họ tin rằng ko có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người ko xảy ra…, nhưng hậu quả có người bị điện giất chết, thì người PT bị xét xử về tội vô ý làm chết người”.
2) Chỉ cấu thành “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (điều 95 BLHS) khi có hậu quả nạn nhân chết.=> Đ vì hậu quả chết người là đấu hiệu bắt buộc.
3) Tước đoạt tính mạng người khác theo y/c của người bị hại là hvi cấu thành Tội giúp người khác tự sát.=> S, có thể cấu thành tội giết người nếu như hvi of người đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết. vd: đẩy người yêu là A xuống sông để chết trước còn B sau đó cũng nhảy xuống sông tự sát nhưng cuối cùng B lại ko chết mà chỉ có A chết thì B PT giết người theo đ93.
4) Hvi của người đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ cấu thành “tội giao cấu với trẻ em” (điều 115 BLHS)=> S, có thể cấu thành các tội khác như Tội hiếp dâm trẻ em (k1đ112), Tội cưỡng dâm trẻ em (k1đ114), Tội mua dâm người chưa thành niên (điểm b k2đ256) nếu như có tính chất MB.
5) Bắt, giữ hoặc giam người trái PL là hvi ko chỉ được qđ trong cấu thành “tội bắt, giữ hoặc giam người trái PL” theo điều 123 BLHS.=> Đ, như Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt TS (đ134), Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (đ84)
6) Ko phải mọi loại TS đếu là đối tượng t/đ của các tội xâm phạm SH.=> Đ, như các loại TS có công dụng tính năng đặc biệt như ma túy (chương 17), vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (chương 19 các tội xâm phạm ATCC,TTCC),…thuộc đối tượng tác động của các chương khác.
7) Uy hiếp tinh thần người qlý TS nhằm chiếm đoạt TS là hvi chỉ được qđ trong “Tội cưỡng đoạt TS: (điều 135 BLHS).=> S, có thể cấu thành các tội khác như Tội cướp TS (đ133), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt TS (đ134) cũng có sự uy hiếp tinh thần.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết