SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Cash_register Đăng ký
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Menu-home Home
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Menu-community Forum

APPS

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Menu-newcontent Xem nội dung mới
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Menu-more Lý lịch
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Menu-reglas Trợ giúp
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Date Lịch
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM

+2
huong749
Nam Nguyen Gia
6 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

CÓ FILE ĐÍNH KÈM


ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM

A. PHẦN 1. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ:
I. Câu hỏi tự luận:
1. Nêu các thủ tục thành lập và chấm dứt tồn tại đối với DN, HTX theo qui định của pháp luật hiện hành.
2. So sánh thủ tục giải thể và thủ tục phá sản theo qui định của pháp luật hiện hành.
3. Vì sao nói phá sản là thủ tục đòi nợ (hay thủ tục thanh toán nợ) đặc biệt?
4. Ý nghĩa của thủ tục phá sản đối với chủ DNTN, TVHD công ty HD, cổ đông công ty CP, thành viên công ty TNHH, xã viên HTX có gì khác nhau.
5. Vì sao kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án phải tạm đình chỉ?
6. Nếu cá nhân bị vỡ nợ dân sự (không có khảng năng thanh toán nợ dân sự) có thể được giải quyết theo những thủ tục gì?
7. Phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn đến phá sản DN, HTX.
8. Có phá sản Tập đoàn kinh tế không?
9. Phân biệt các loại chủ nợ trong thủ tục phá sản. Có trường hợp nào chủ nợ có bảo đảm chuyển thành chủ nợ có bảo đảm 1 phần không?
10. Căn cứ xác định thẩm quyền của TA trong việc giải quyết phá sản đối với DN, HTX.
11. Vì sao ở Việt Nam chưa thừa nhận phá sản cá nhân, Hộ kinh doanh?
12. Phân biệt Phá sản và Tình trạng phá sản?
13. Phân tích hệ quả của các trường hợp sau:
- Công ty mẹ bị tuyên bố phá sản công ty con: có bị phá sản theo? tài sản của công ty con có phải dùng để thanh toán nợ của công ty mẹ?...
- Chủ SH DN 100% vốn nước ngoài bị phá sản ở nước ngoài, chủ SH công ty TNHH 1TV bị tuyên bố ps?
- Công ty TNHH AB, trong đó A là cá nhân, B là công ty TNHH. B bị tuyên bố phá sản, A phải làm gì? (
16. Vì sao quyết định mở thủ tục phá sản không bị khiếu nại, trong khi đó quyết định không mở thủ tục phá sản có thể bị khiếu nại?
17. Vì sao các chủ nợ thường không yêu cầu tuyên bố phá sản con nợ (DN, HTX mắc nợ)?
18. Ý nghĩa của phá luật PS trong nền kinh tế thi trường
19. Luật PS bảo vệ ai? (chủ nợ, con nợ, người lao động…)chứng minh bằng các qui định của Luật PS.
21.Vì sao trong thời gian qua số lượng các DN bị tuyên bố phá sản chiếm số lượng rất nhỏ so với số lượng các DN thực sự lâm vào tình trạng phá sản trên thực tế?
20. Có ý kiến cho rằng Luật PS 2004 tạo cơ chế buộc các DN phải kinh doanh một cách chân chính, đồng thời góp phần răn đe người quản lý DN. Hãy chứng minh?
22. Anh ( chị) hãy so sánh các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ có bảo đảm và chủ không có bảo đảm trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
23. Phân tích các trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản và hậu quả pháp lý của quyết định này.
24. Nêu các căn cứ xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Cho biết Luật phá sản có áp dụng để giải quyết phá sản đối với mọi chủ thể kinh doanh khi lâm vào tình trạng phá sản hay không?
25. Hội nghị chủ nợ có phải là một trình tự bắt buộc trong qatrình giải quyết phá sản hay không?
26.Phân tích các qui định của luật phá sản trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ
27. Phân tích các qui định của luật phá sản trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong DN, HTX.
28. Bình luận các điểm tiến bộ và hạn chế của Luật Phá sản 2004 so với Luật phá sản 1993
II. Nhận định:
1. Mọi DN, HTX có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản đều sẽ bị Tòa án tuyên bố phá sản.
2. Phá sản là một thủ tục tố tụng vụ án dân sự
3. Thành viên công ty TNHH có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản công ty TNHH mà mình là thành viên.
4. Đại diện người lao động, đại diện công đoàn không có quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong mọi trường hợp
5. Luật phá sản áp dụng đối với tất cả các chủ thể có đăng ký kinh doanh.
6. Tổ thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản phải quyết định về các vấn đề thuộc thẩm quyền theo nguyên tắc đa số trong mọi trường hợp.
7. Việc phá sản các tổ chức tín dụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản.
8. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu TA ra quyết định đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực mà DN, HTX lâm vào TTPS là một bên của HĐ thì DN, HTX đó phải gánh chịu các hậu quả pháp lý như trường hợp đơn phương đình chỉ HĐ nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đúng: Mục IV.2.2.2.b NQ O3
9. Tất cả các cổ đông đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần
10. Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản DN, HTX là đối tượng có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ.
11. Tài sản còn lại của DN, HTX sau khi thanh toán phí phá sản và giải quyết quyền lợi cho người lao động sẽ thuộc về các chủ nợ không có bảo đảm.
12. Tòa án có thể quyết định tuyên bố phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mà không cần thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.
13. Thời điểm TA tuyên bố phá sản đối với tất cả các DN, HTX là giống nhau.
14. Trong mọi trường hợp giải quyết phá sản công ty cổ phần thì cổ đông công ty là đối tượng có nghĩa vụ tham gia HNCN.
15. Một trong những điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ là khi có quá nửa số chủ nợ đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia.
16. Thẩm phán có quyền ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần.
17. Phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với mọi trường hợp giải quyết phá sản DN, HTX.
18. TAND cấp tỉnh có quyền lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX trong mọi trường hợp thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
19. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản đối với DN, HTX nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì tòa án phải đình chỉ thủ tục phá sản. (Sai:
20. Trong mọi trường hợp HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có nhiều chủ nợ tại nhiều huyện khác nhau thì TAND cấp tỉnh phải lấy lên để giải quyết.
21. Tất cả các chủ nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX.
22. Tất cả người lao động đều có quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu ở thủ tục sản đối với DN, HTX
23. Chỉ có cổ đông hoặc nhóm cổ đông SH trên 20% số CPPT trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP
24. VKS không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục PS đối với DN, HTX. (đúng: chỉ cĩ quyền thơng bo Đ 20)
25. Kể từ ngày TA thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục PS thì TP có quyền cho phép xử lý tài sản bảo đảm cho tất cả các khoản nợ đã đến hạn.
26. Quyết định mở và quyết định không mở thủ tục phá sản của TA đều có thể bị khiếu nại.
27. Trong trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người nhận bảo lãnh trở thành chủ nợ của người bảo lãnh. Sai: Đ39.2 LPS: Trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh. + Mục III. 5.2.a NQ03: Trong trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, còn người được bảo lãnh không lâm vào tình trạng phá sản, thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh (không được ghi người nhận bảo lãnh vào danh sách chủ nợ đối với người bảo lãnh);
28. Trong trường hợp người được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người nhận bảo lãnh trở thành chủ nợ của người được bảo lãnh. Sai: Đ39.3: Trường hợp người được bảo lãnh hoặc cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh. + Mục III.5.2.b NQO3 : Trong trường hợp người được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, còn người bảo lãnh không lâm vào tình trạng phá sản hoặc trong trường hợp cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản, thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh (không được ghi người nhận bảo lãnh vào danh sách chủ nợ đối với người được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản).
29. Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ bị giải thể trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 85 của Luật Phá sản. (Sai :Điều 18.1. NĐ67 còn bị giải thể trong trường hợpThẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Điều 72 của Luật Phá sản)

III. Tình huống:
Tình huống 1. Công ty cổ phần BM được Sở KH-ĐT TP. H cấp Giấy CNĐKKD vào ngày 5/10/2005. Sau khi chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 năm, công ty liên tục kinh doanh thua lỗ. Đến ngày 10/10/2007, tổng số nợ của công ty lên đến 10 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 2 tỷ (chủ nợ là A,B,C) khoản nợ không có bảo đảm (toàn bộ) là 6 tỷ(chủ nợ là D,E,F); khoản nợ có bảo đảm 1 phần là 2 tỷ, theo đó giá trị tài sản bảo đảm cho phần nợ có bảo đảm chỉ bằng ½ giá trị khoản nợ (chủ nợ là G,H,M). Các khoản nợ có bảo đảm và không có bảo đảm sẽ đến hạn vào ngày 15/10/2007. Cùng thời điểm này, tổng giá trị tài sản của công ty ghi trong báo cáo tài chính gần nhất là 5 tỷ đồng.
Ngày 20/10/2007, có một cổ đông của công ty là ông N đã tiến hành việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối vói công ty CP BM. Được biết ông N là cổ đông chiến lược của công ty với số cổ phần sở hữu lên đến 35% tổng số CPPT của công ty. Hỏi: Ông N có quyền này không? Vì sao? Cơ sở pháp lý? . Giả sử ông N có quyền nộp đơn trong trường hợp này thì ông sẽ phải nộp tại đâu? Cở sở pháp lý?
Tình tiết bổ sung 1:
Ngày 30/10/2007, ông N xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản cho TA theo đúng qui định.
Ngày 5/11/2007, sau nhiều lần yêu cầu thanh toán nhưng không được, các chủ nợ là A,B,C đã tiến hành xử lý các tài sản bảo đảm của công ty CP BM để thu hồi nợ. Hỏi: việc làm này của A,B,C là đúng hay sai? Cơ sở pháp lý?
Trước đó, ngày 5/8/2007, công ty CP BM có ký 1 HĐTD với ngân hàng Y, theo đó ngân hàng Y sẽ cho công ty CP BM vay 500 triệu đồng và công ty CP BM đã sử dụng 3 chiếc xe tải mới mua về của mình để cầm cố khoản vay này. Hỏi: HĐTD này có giá trị pháp lý không? Vì sao? Cơ sở phap lý? Ngân hàng Y có phải là chủ nợ có bảo đảm của công ty CP BM trong qúa trình TA giải quyết phá sản đối với công ty này không?
Tình tiết bổ sung 2:
Ngày 10/11/2007, HNCN lần thứ 1 được triệu tập. Tham gia HNCN có ông X là Tổng giám đốc công ty (Điều lệ công ty không qui định ai là người đại diện theo phap luật), ông N và các chủ nợ là D,G,H,M. Biết rằng các chủ nợ này đại diện cho khoản nợ không có bảo đảm là 6 tỷ. Hỏi: HNCN trong trường hợp này có hợp lệ không? Vì sao? Cơ sở pháp lý?
Tình tiết bổ sung 3:
Ngày 20/2/2008, TA ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của công ty CP BM. Sau khi thanh toán phí phá sản và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng qui định, giá trị tài sản công ty còn lại là 3 tỷ đồng. Hỏi: Các chủ nợ không có bảo đảm và các chủ nợ có bảo đảm 1 phần, mỗi người sẽ được thanh toán bao nhiêu? Biết rằng, D là chủ nợ với khoản nợ là 2 tỷ, tương tự E là 1 tỷ, F là 3 tỷ, G là 300 triệu, H là 200 triệu, M là 500 triệu.
Tình huống 2. Công ty TNHH M được 3 thành viên là ông Nguyễn văn A, ông Trần văn B và công ty TNHH C thành lập năm 2006 với tổng vốn điều lệ là 20 tỷ đồng theo tỷ lệ góp vốn là:

– Ông A: 25% trên tổng vốn điều lệ.
– Ông B: 25% trên tổng vốn điều lệ
– Cty C : 50% trên tổng vốn điều lệ

Theo thỏa thuận, các bên sẽ nộp 50% trên tổng giá trị phần góp của mình trong năm 2006 và 50% trên tổng giá trị phần góp còn lại của các thành viên sẽ nộp vào công ty trong năm 2008
Theo kết quả kiếm tra đến ngày 31/12/2007 của công ty M thì tài sản và nợ của công ty TNHH M như sau:
1. Tài sản có của công ty:
a. Nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai trị giá: 5.000.000.000.đồng
b. 01 xe ô tô 4 chổ ngồi trị giá: 400.000.000. đồng
c. Máy móc. Thiết bị văn phòng trị giá: 100.000.000. đồng
d. Nguyên phụ liệu tồn kho trị giá: 2.000.000.000. đồng
e. Tiền trong tài khoản công ty: 500.000.000. đồng
2. Nợ phải thu:
a. Ông Trần văn P 100.000.000 đồng (thời hạn thu là tháng 5/2007)
b. Công ty CP Q 200.000.000 đồng (thời hạn thu là tháng 8/2007)
3. Nợ phải trả:
a. Bà Lâm thị X: 9.000.000.000 đồng tiền nguyên liệu (đến hạn thanh toán)
b. Công ty TNHH: 3.000.000.000 đồng tiền phụ liệu (đến hạn thanh toán)
c. Nợ thuế năm 2006: 100.000.000 đ (đến hạn nôp thuế)
d. Nợ lương công nhân tháng 7/2007: 400.000.000 đồng

Anh (chị) hãy phân tích tình trạng của Cty TNHH M để trả lời câu hỏi Công ty TNHH M đã lâm vào tình trạng phá sản hay không?




B. PHẦN: TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Vì sao nói TTTM là tổ chức phi chính phủ?
2. Vì sao quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm?
3. So sánh thủ tục hủy quyết định TT và thủ tục kháng cáo phúc thẩm theo tố tụng TA?
4. Những ưu điểm và nhược điểm của TTTM so với TA?
5. Tại sao khi các bên tranh chấp đã thỏa thuận chọn TT thì sẽ mất quyền khởi kiện tại TA?
6. Ý kiến về kỷ thuật lập pháp tài Điều 25 PL?
7. Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại các Trung tâm trọng tài nào?
8. Vì sao trong thời gian qua, các vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài rất ít? (DN không mặn mà với TTTM?)
9. Để tránh trường hợp điều khoản trọng tài vô hiệu, DN VN cần làm gì?
10. Trong hợp đồng nếu trường hợp các bên thoả thuận lựa chọn, hoặc trọng tài, hoặc toà án thì tranh chấp sẽ do TA hay TT giải quyết?
11. Tại sao phải có trọng tài thương mại trong khi đã có TA
12. Có ý kiến cho rằng“Chọn trọng tài cũng gần như loại trừ thẩm quyền xét xử của tòa án”. Điều này cần được hiểu như thế nào?
13. Vì sao thỏa thuận TT tồn tại độc lập với hợp đồng?
14. Hãy cho biết hiệu lực pháp lý và việc thi hành quyết định trọng tài được qui định tại Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003.
15. Trình bày sự khác nhau về cách thức thành lập Hội đồng trọng tài của Trung tâm trọng tài và Hội đồng trọng tài do các bên thành lập.
16. Hãy nêu và phân tích các biện pháp hỗ trợ tư pháp đối với họat động của Trọng tài thương mại .
17. So sánh Trung tâm trọng tài và Hội đồng trọng tài do các bên thành lập
18. Thế nào là thỏa thuận trọng tài vô hiệu? Anh (Chị) hãy cho một ví dụ cụ thể.
II. NHẬN ĐỊNH
1. Nếu các bên có thỏa thuận trọng tài thì TA sẽ không có quyền giải quyết tranh chấp phát sinh.
2. Trong mọi trường hợp nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không vô hiệu thì TA sẽ không có quyền giải quyết tranh chấp phát sinh.
3. TA ra quyết định hủy quyết định công nhận hòa giải thành của HĐTT khi có yêu cầu.
4. Sau khi công bố quyết định trọng tài, HĐTT chỉ có thể sửa một phần nội dung quyết định trọng tài nếu các bên có yêu cầu.
5. Trong thỏa thuận trọng tài, các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
6. Thỏa thuận trọng tài được ký bởi người không có thẩm quyền thì thỏa thuận trọng tài đó sẽ đương nhiên vô hiệu.
7. TA có quyền xét lại nội dung vụ tranh chấp trong khi xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
8. Tòa án có quyền hủy hỏ tất cả các quyết định của HĐ trọng tài.
III. TÌNH HUỐNG
Tình huống 1. Tháng 7-2002, Công ty TNHH TS (huyện Thuận An, Bình Dương) và ông S (Đài Loan) ký hợp đồng thành lập một công ty liên doanh với ngành nghề sản xuất gia công mộc mỹ nghệ. Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm với tổng số vốn là hơn 650.000 USD, trong đó ông S góp 78%, phía công ty TNHH TS góp 22% bằng nhà xưởng, trang thiết bị. Hai bên thống nhất chọn ông S làm tổng giám đốc, một đại diện phía Việt Nam làm phó tổng giám đốc.
Trong quá trình hợp tác, phía Việt Nam cho rằng ông S đã lạm quyền, vi phạm điều lệ công ty liên doanh, dẫn đến việc công ty bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Cụ thể ông S tự ý mở phân xưởng mới không thông qua hội đồng quản trị, không xin phép, kết quả là bị Công an Bình Dương phạt 15 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn cho doanh nghiệp khác gửi hàng vào container của công ty để xuất đi Đài Loan mà không khai báo hải quan, kết quả là bị Hải quan Đài Loan phát hiện, cảnh báo với Hải quan Việt Nam.
Mâu thuẫn được đẩy lên cao khi bà phó tổng giám đốc phía Việt Nam bị bệnh phải nằm bệnh viện nhưng ông S ra quyết định cho thôi việc với lý do công ty đang gặp khó khăn mà bà này lại đi du lịch, không báo cho tổng giám đốc biết. Cùng với bà phó tổng giám đốc, hai quản lý sản xuất người Việt Nam cũng bị cho thôi việc
Tháng 7-2007, phía Việt Nam gửi thư khuyến cáo cho phía ông S, nêu rõ không thể hợp tác tiếp và sẽ kiện ra tòa để giải quyết việc liên doanh. Một tháng sau, thấy phía ông S không phản đối gì, phía Việt Nam đã nộp đơn đến TAND tỉnh Bình Dương.
Khi tòa hòa giải, ban đầu phía ông S chấp nhận mua lại phần vốn liên doanh của phía Việt Nam, đồng ý để tòa chỉ định công ty kiểm toán để hạch toán vốn của hai bên nhưng về sau lại đổi ý, bác bỏ toàn bộ thỏa thuận. Sau đó, phía ông S nhờ Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) giải quyết tranh chấp với lý do là khi ký hợp đồng liên doanh, hai bên có thỏa thuận rằng nếu xảy ra tranh chấp thì VIAC sẽ thụ lý.
Tháng 3-2008, VIAC chính thức thụ lý vụ tranh chấp. Ngay sau đó, TAND tỉnh Bình Dương gửi công văn yêu cầu VIAC đình chỉ giải quyết. Tòa cho rằng trước khi kiện ra tòa, phía Việt Nam đã thông báo cho ông S biết nhưng ông S không phản đối. Theo Nghị quyết 05 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, trường hợp này được xem là các bên có thỏa thuận mới về lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp thay cho trọng tài.
Đáp lại, VIAC cho rằng trong hợp đồng liên doanh, hai bên đã thỏa thuận VIAC sẽ giải quyết tranh chấp. VIAC còn viện dẫn Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 để cho rằng TAND tỉnh Bình Dương đã thụ lý sai. Theo đó, trường hợp tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại tòa thì tòa phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu (ở đây thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu).
TAND tỉnh Bình Dương đã xin ý kiến của TAND tối cao để phúc đáp VIAC. Dù TAND tối cao đã khẳng định việc Tòa Bình Dương áp dụng Nghị quyết 05 để thụ lý, giải quyết vụ kiện là đúng pháp luật nhưng VIAC vẫn không đồng ý.
Anh chị hãy cho biết có kiến của mình về tình huống trên?

Tình huống 2. Công ty TNHH Hùng Vương và Công ty TNHH Hòa Bình ký kết một HĐ mua bán hàng hóa, trong HĐ này các bên thỏa thuận chọn Trung tâm Trọng tài Thương mại A để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra, công ty Hùng Vương cho rằng HĐ nói trên vô hiệu vì phó GĐ công ty Hòa Bình đại diện ký HĐ đã không được ủy quyền hợp pháp của giám đốc cty khi ký HĐ.

a) Hãy xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài?
b)Giả sử thỏa thuận TT có hiệu lực và cty Hòa Bình yêu cầu Trung tâm Trọng tài A giải quyết các tranh chấp trên. Trong phiên họp, do không đồng tình với cách phân tích vụ việc của Hội đồng TT nên đại diện cty Hòa Bình đã bỏ về. Anh chị hãy giúp HĐTT giải quyết vụ việc trên.

Tình huống 3. Công ty TNHH A có trụ sở tại Tp.HCM ký hợp đồng liên doanh với Cty B (Singapore) để xây dựng một khu căn hộ cao cấp tại Quận 2, Tp.HCM. Trong hợp đồng liên doanh, hai bên có thỏa thuận chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore và luật áp dụng là luật thương mại Singapore.
Anh (chị) hãy cho biết thỏa thuận trọng tài nói trên có hiệu lực không? Nếu thỏa thuận trọng tài nói trên có hiệu lực thì trung tâm trọng tài QT Singapore có thể áp dụng luật thương mại Singapore để giải quyết tranh chấp không? Tại sao?


Attachments
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LUẬT PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM  AttachmentCAUHOIGUISVIEN LOP QT32A+SVLAW.7FORUM.BIZ.zip
You don't have permission to download attachments.
(24 Kb) Downloaded 613 times

https://svlaw.forumvi.com

huong749

huong749
Member
Member

cam on ban nhieu nhieu lam nha

mailinhly

mailinhly
Member
Member

vì sao nói phá sản là thủ tục đòi nợ đặc bệt?bạn nào giúp mình với

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

Lần sau lập topic khác để hỏi nha bạn!
mailinhly đã viết:vì sao nói phá sản là thủ tục đòi nợ đặc bệt?bạn nào giúp mình với
Thầy Từ Thanh Thảo:
Vì sao nói phá sản là thủ tục đòi nợ (hay thủ tục thanh toán nợ) đặc biệt? (đòi nợ tập thể của các chủ nợ thông qua
việc yêu cầu Tòa án tuyên bố con nợ bị phá sản để thu hồi vốn của mình.) (so với thủ tục thanh toán nợ thông
thường)


Tiêu
chí


Thanh
toán nợ thông thường


Thanh
toán nợ trong PS



sở




phát
sinh


Chủ nợ yêu cầu trực tiếp con nợ hoặc
khởi kiện VADS


Tuyên bố PS của TA (không phải là VADS)



Trình
tự, thủ tục


- Chủ nợ yêu cầu con nợ: Văn bản,…

- Theo trình tự tố tụng vụ án dân sự
do BLTTDS qui định


Tình tự thủ tục do Luật PS qui định.







Thanh
toán nợ


- Chỉ thanh toán cho chủ nợ nào có yêu
cầu


-
Thanh toán không chỉ cho người có yêu cầu mà còn cho tất cả các chủ nợ có tên
trong danh sách chủ nợ.


- Chỉ thanh toán các khoản nợ đến hạn
(nếu các bên không có thỏa thuận khác)


-
Cho tất cả các khoản nợ đến hạn hoặc chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục
thanh lý.


- Thanh toán nợ theo nguyên tắc: trả
đủ cả gốc và lãi (theo HĐ) nếu các bên không có thỏa thuận khác


-
Thanh toán theo thứ tự và tỷ lệ (Điều 37 – LPS)


Hệ quả


Không phải là trường hợp dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của con nợ

Chấm dứt sự tồn tại của con nợ

https://svlaw.forumvi.com

Angelinmyheart

Angelinmyheart
Member
Member

Phân tích các qui định của luật phá sản trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động
Ai giúp với...

Angelinmyheart

Angelinmyheart
Member
Member

Phân tích các qui định của luật phá sản trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động
Ai giúp với...Sad(

laogiathongminh

laogiathongminh
Member
Member

Phân tích các qui định của luật phá sản trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động
Ai giúp với...(

hotrosinhvien

hotrosinhvien
Member
Member

em dang cần câu hỏi và đáp án của môn Áp dụng pháp luật lao động trong quản lý doanh nghiệp mong các anh chị giúp em vói. em cảm ơn nhiều.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết