SVLAW.7FORUM.BIZ 2014
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SVLAW.7FORUM.BIZ 2014

Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay - ROBERT SCHULLER

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



FAVORITES

Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Cash_register Đăng ký
Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Menu-home Home
Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Menu-community Forum

APPS

Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Menu-newcontent Xem nội dung mới
Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Menu-quicknavigation Hộp thư

MORE

Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Menu-more Lý lịch
Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Menu-reglas Trợ giúp
Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Likes_flag Ban quản trị

OTHERS

Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Date Lịch
Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) Cake Thống kê

Latest topics

» TỔNG HỢP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT
by tdung67 Wed Mar 22, 2017 2:57 pm

» ĐỀ THI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ NGOÀI HỢP ĐỒNG (ĐỀ 2)
by tdung67 Mon May 30, 2016 9:24 am

» [HOT] 400 CÂU TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC NGÂN HÀNG (CÓ ĐÁP ÁN THAM KHẢO)
by duyenvinh Wed Mar 09, 2016 10:03 am

» Phương pháp học tiếng anh mới nhất
by thanhnam9187 Thu Mar 03, 2016 8:52 am

» Quản lí nhà nước về hộ tịch
by minhthuc Mon Feb 29, 2016 3:13 pm

» Anh chị nào học luật ngân sách nhà nước rồi có thể hướng dẫn em làm bài tập bên dưới được không ạ? e cảm ơn nhiều ạ :x :x :x
by hihu2016 Sun Feb 28, 2016 8:34 pm

» Tổng hợp đề thi Luật TMQT
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:52 pm

» Đề thi Công pháp quốc tế
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:51 pm

» Đề thi Luật Thương Mại
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:50 pm

» Trang web tổng hợp đề thi trường Luật
by HoaiNam90 Tue Feb 16, 2016 4:48 pm


You are not connected. Please login or register

Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new)

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

Đề thi: 60 phút, chỉ cho phép sử dụng bộ luật
6 cau nhận định
Bài tập với 4 câu hỏi

Dạng bài tập :
Xác định tư cách đương sự trong vụ án
Điều kiện pháp lý cụ thể để xác định
Chú ý Nếu xác định được Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay không độc lập sẽ được đánh giá cao.



CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

I Một số khái niệm cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt nam
1 Vụ việc dân sự
Vụ án dân sự
Phát sinh từ tranh chấp dân sự
Một trong các bên tranh chấp có hành vi khởi kiện ra tòa
Số lượng chủ thể từ 2 chủ thể trở lên và phải có 2 bên đối lập về quyền và nghĩa vụ
Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện
Thẩm quyền + Thời hiệu + Án phí tạm nộp
Ví dụ : Người vợ nộp đơn xin ly dị
Chú ý
Khái niệm dân sự  theo nghĩa rộng là những vấn đề được điều chỉnh bởi luật dân sự, thương mại, lao động và hôn nhân gia đình. Trước đây có 3 pháp lệnh thủ tục tố tụng : dân sự, thương mại, lao động. Nhưng hiện nay đã kết hợp vào 1 bộ luật duy nhất : luật tố tụng dân sự
Khái niệm khởi kiện chỉ gắn liền với khái niệm vụ án dân sự

Việc dân sự là những yêu cầu về dân sự ( theo nghĩa rộng ) để tòa án công nhận hay không công nhận 1 sự kiện pháp lý mà sự kiện pháp lý này có thể làm chấm dứt thay đổi hay phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý khác. Và đơn yêu cầu đã được tòa án có thẩm quyền chấp nhận thụ lý
Ví dụ Tuyên bố một người đã chết sẽ chấm dứt quan hệ hôn nhân, mở ra quan hệ thừa kế

Vụ việc dân sự là thuật ngữ chung đề cập đến cả vụ án dân sự và việc dân sự  cần phân biệt rõ vì có 2 lọai trình tự thủ tục tương ứng:
Trình tự thủ tục vụ án dân sự
Trình tự thủ tục việc dân sự  ngắn gọn đơn giản hơn rất nhiều trình tự thủ tục vụ án dân sự

2 Khái niệm luật tố tụng dân sự ( p7)
3 Khái niệm đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh (p8)
4 Khái niệm trình tự tố tụng giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân
Trình tự thủ tục vụ án dân sư
Khởi kiện thụ lý
Chú ý
Vụ án dân sự chỉ có thể phát sinh qua hành vi thụ lý của Tòa án ( sau khi có hành vi khởi kiện )  sau khi vụ án phát sinh thì mới phát sinh tư cách đương sự
Vụ án hình sự có thể phát sinh bởi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thu thập nghiên cứu đánh giá làm rõ chứng cứ
Chú ý Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh  tòa chỉ tiến hành công việc này khi đương sự yêu cầu và tòa nhận thấy yêu cầu của đương sự là hợp lý. Ví dụ : khi đương sự chứng minh được rằng đã cố gắng nhưng không thành công trong việc tiếp xúc với ngân hàng để thu thập số liệu .
Hòa giải
Xét xử sơ thẩm
Nếu hòa giải thành công, mâu thuẫn đã giải quyết xong thì không cần mở phiên tòa (trừ trường hợp pháp luật có qui định khác )
Nhận định sai : Mọi vụ án dân sự đều phải đưa ra xét xử sau khi hòa giải không thành  do pháp luật có qui định các trường hợp không tiến hành hòa giải.
Kết quả của phiên tòa sơ thẩm là bản án sơ thẩm hay quyết định sơ thẩm.
Xét xử phúc thẩm
Khi có kháng cáo hay/ và kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm
Chủ thể kháng nghị phúc thẩm : Tòa án, viện kiểm sát  trách nhiệm của cơ quan
Xét xử phúc thẩm được tiến hành bởi :
Tòa án nhân dân tỉnh cấp trên trực tiếp của tòa án xét xử sơ thẩm: Ủy ban thẩm phán
Tòa phúc thẩm của tòa án tối cao ở Hà nội, Đà nẵng, Hồ Chí Minh
Thi hành án
Nhận định sai: Thi hành án là giai đọan xảy ra sau bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đương sự có đơn yêu cầu thi hành án  do pháp luật có qui định những trường hợp chưa có bản án vẫn tiến hành thi hành án, đương sự chưa có đơn yêu cầu vẫn tiến hành thi hành án.
Gíam đốc thẩm
Xảy ra sau khi bản án có hiệu lực, khi bị kháng nghị bởi các chủ thể có thẩm quyền
Chủ thể kháng nghị tái thẩm : Người đứng đầu cơ quan của tòa án, viện kiểm sát tỉnh, tòa án, viện kiểm sát tối cao)  chịu trách nhiệm cá nhân
Xét xử giám đốc thẩm được tiến hành bởi:
Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao
Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao
Ủy ban thẩm phán của tòa án nhân dân cấp tỉnh
Giám đốc thẩm có thể diễn ra nhiều lần ở nhiều cấp, cho đến khi Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp xét xử thì mới là lần cuối cùng.

Trình tự thủ tục giải quyết việc dân sự
Gởi đơn
Chú ý: Khác với vụ án dân sự là thủ tục khởi kiện
Chuẩn bị phiên họp sơ thẩm
Chứng cứ
Chú ý: Không có thủ tục hòa giải do không có tranh chấp ( xem xét thêm trong trường hợp thuận tình ly hôn ).
Mở phiên họp sơ thẩm
Hình thức văn bản chỉ là quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự
Chú ý: Khác với vụ án dân sự là thủ tục mở phiên tòa
Không có hình thức bản án mà chỉ có dưới hình thức quyết định.
Nhận định sai: Quyết định là hình thức văn bản để giải quyết việc dân sự  do cũng áp dụng trong giải quyết vụ án dân sự .
Mở phiên họp phúc thẩm ( nếu có )
Chú ý Phải có hành vi kháng cáo kháng nghị của các chủ thể có thẩm quyền
Thi hành án
Là việc thi hành các bản án, quyết định bao gồm cả quyết định của việc dân sự
Gíam đốc thẩm, tái thẩm
Không có tái thẩm  Tuy không có qui định nào đề cập cụ thể trực tiếp đến việc có thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm nhưng cơ sở cho việc phát sinh thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm vẫn tồn tại. Do vậy không thể khẳng định rõ ràng.

II Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
1 Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
2 Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
Phân lọai theo phạm vi tác động đến các ngành lụât Việt nam, bao gồm 3 nhóm
Tác động chung : điều 3
Luật nội dung
Hình sự
Dân sự
Hành chính
Luật hình thức Qui định trình tự thủ tục : điều 11, 12
Tố tụng hình sự
Tố tụng dân sự : điều 10
Tố tụng hành chính
 Không có ý nghĩa sắp xếp tầm quan trọng, mà chỉ giúp cho việc phân lọai

Nhóm 1 Các nguyên tắc điều chỉnh tất cả các ngành luật
Điều 3 Nguyên tắc pháp chế XHCN
Ví dụ Cán bộ pháp lý từ chối không nhận đơn ly hôn là trái pháp luật. Do mọi công dân được làm tất cả những gì luật không cấm. Nhưng cán bộ công chức nhà nước chỉ được làm những gì trong phạm vi quyền hạn mà luật cho phép.

Điều 8 Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Do các chủ thể vị trí vai trò khác nhau, thì không thể yêu cầu sự bình đẳng tuyệt đối giữa các chủ thể. Nguyên tắc này chỉ thể hiện qua việc các chủ thể cùng vị trí thì có cùng quyền và nghĩa vụ
Ví dụ Nếu cùng là bị đơn thì Gíam đốc và công nhân sẽ có cùng quyền và nghĩa vụ, không phân biệt theo địa vị xã hội.

Nhóm 2 Các nguyên tắc điều chỉnh các ngành lụât tố tụng

Điều 11 Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, thậm chí không tham gia việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà chỉ thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ

Điều 12 Thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Độc lập giữa thẩm phán với các yếu tố bên ngòai : quan hệ ngang, quan hệ dọc

Điều 14 Tòa án xét xử tập thể
Chỉ áp dụng cho xét xử vụ án  quyết định theo đa số ( quá bán )
Hội đồng xét xử sơ thẩm
3 thành viên : 1 thẩm phán, 2 hội thẩm
5 thành viên : 2 thẩm phán, 3 hội thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm
3 thẩm phán
Hội đồng giám đốc thẩm
Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao 3 thẩm phán
Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao ít nhất 2/3 tổng số hội đồng (17)
Ủy ban thẩm phán của tòa án nhân dân cấp tỉnh ít nhất 2/3 tổng số của ủy ban (9)
 Quyết định phải đạt được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên của ủy ban hay hội đồng xét xử ( không phải quá bán trên tổng số thành viên tham gia xét xử )

Điều 15 Xét xử công khai
Là nghĩa vụ của tòa án khi vụ án có liên quan đến các bí mật nhà nước hay vi phạm các vấn đề thuần phong mỹ tục
Là quyền của tòa án khi là bí mật đời tư  tòa án có thể xem xét và tự quyết định có nên xét xử kín hay không

Điều 197 Xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục

Điều 17 Hai cấp xét xử
Sơ thẩm : ra bản án
Phúc thẩm : có quyền sửa án
Gíam đốc thẩm, tái thẩm chỉ là thủ tục đặc biệt : thủ tục xét lại, không thay đổi nội dung bản án mà chỉ quyết định giữ nguyên bản án hay hủy bản án chuyển về xét xử lại

Điều 21 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật
Chú ý
Hiện nay, viện kiểm sát không có quyền khởi tố vụ án dân sự để tôn trọng quyền tự quyết định khởi kiện của các bên đương sự
Văn bản tham khảo : Thông tư liên tịch 03 ngày 1/9/2005 ( trang 210 tập văn bản pháp luật )
Xác định quyền yêu cầu và quyền kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát : khỏan 2
Việc tham dự của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát bắt buộc phải tham dự phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm trong mọi trường hợp
Viện kiểm sát bắt buộc phải tham dự phiên tòa phúc thẩm nếu Viện đã tham gia phiên tòa sơ thẩm trước đó, hay Viện đã kháng nghị ( khỏan 2 điều 264 TTDS )
Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm nếu tòa án tiến hành thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại
Viện kiểm sát bắt buộc phải tham dự tất cả các phiên họp ( sơ thẩm lẫn phúc thẩm ) giải quyết việc dân sự

Nhóm 3 Nhóm nguyên tắc đặc thù trong tố tụng dân sự
Điều 5 Quyền quyết định và tự định đọat của đương sự
Giai đọan khởi kiện : Hành vi khởi kiện hay không của người khởi kiện
Giai đọan chuẩn bị : Hành vi hòa giải của nguyên đơn và bị đơn
Phiên tòa sơ thẩm : Nguyên đơn có quyền rút đơn, bị đơn có thể thỏa thuận
Phúc thẩm : Hành vi kháng cáo
Giám đốc thẩm, tái thẩm Không có
Thi hành án Yêu cầu của người thắng kiện

Điều 6 Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong thủ tục dân sự
Trường hợp chứng cứ do cơ quan nhà nước, ngân hàng nắm giữ và đương sự đã cố gắng nhưng vẫn không thu thập được : là yêu cầu chính đáng của đương sự và tòa án sẽ cân nhắc chấp thuận
Là quyền do đương sự có thể quyết định đưa ra chứng cứ
Là nghĩa vụ do nếu không cung cấp thì sẽ phải chịu hậu quả bất lợi
Nhận định
Người nào đưa ra yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình, ngoại trừ trường hợp bên kia đã thừa nhận
Người bị yêu cầu cũng phải có nghĩa vụ chứng minh nếu họ phản đối yêu cầu đó

Điều 10 Hòa giải trong tố tụng dân sự
Họat động hòa giải bắt buộc phải diễn ra trong giai đọan nào của quá trình tố tụng
Hòa giải và tự thỏa thuận có sự khác biệt hay không ? Như thế nào ?
Vai trò của các chủ thể tham gia trong các họat động hòa giải


ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Hệ thống các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Chủ thể tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng
Tòa án
Viện kiểm sát
Người tiến hành tố tụng
Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án
Viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên
Chủ thể tham gia tố tụng
Đương sự
Nguyên đơn
Bị đơn
Người có quyền lợi lợi ích liên quan
Người tham gia tố tụng khác
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người đại diện đương sự
Người giám định
Người làm chứng
Người phiên dịch
Dạng câu hỏi
Xác định quan hệ tranh chấp
Xác định tư cách đương sự
Chú ý Cơ quan thi hành án có thể chỉ là cơ quan hành chính, có thể là cơ quan tố tụng. Nhưng hiện nay do luật tố tụng hiện nay chỉ qui định về tòa án và viện kiểm sát nên cơ quan thi hành án không được xem là cơ quan tố tụng

I Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
1 - Cơ quan tiến hành tố tụng
Hệ thống tòa án
Tòa án tối cao
Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao
5 tòa chuyên trách ( Dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hình sự )
3 tòa phúc thẩm ( ở Hà nội, Đà nẵng, Hồ Chí Minh )
Tòa án tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ( Đà lạt, Cần thơ )
Ủy ban thẩm phán tòa án tỉnh thành phố
5 tòa chuyên trách ( Dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hình sự )
Tòa án quận huyện thành phố trực thuộc tỉnh ( Vũng tàu, Qui nhơn )
Thẩm phán chuyên trách
Nhiệm vụ  Tham khảo tập bài giảng

Viện kiểm sát nhân dân
Tham khảo tập bài giảng

2 Người tiến hành tố tụng
Chánh án ( điều 40 )
Chánh án tòa án nhân dân tối cao không đương nhiên là thẩm phán, chỉ cần là đại biểu quốc hội. Tuy nhiên các chánh án các cấp khác đương nhiên là thẩm phán
Chú ý Chánh án nên được đưa vào luật tố tụng hình sự vì chánh án
Có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Có những lọai quyết định đặc thù mà chỉ chánh án mới được phép ban hành

Thẩm phán ( điều 41 )
Có thể ra quyết định trước thời điểm mở phiên tòa (trong giai đọan chuẩn bị xét xử )  Tuy nhiên thẩm phán không thể ra quyết định tại phiên tòa do phải tuân theo nguyên tắc xét xử theo tập thể và quyết định theo đa số của hội đồng xét xử
Chú ý Quyết định thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa  thẩm quyền của chánh án ( trong giai đọan chuẩn bị xét xử ) hay hội đồng xét xử ( tại phiên tòa )

Hội thẩm nhân dân ( điều 42 )
Chỉ tham gia xét xử tại phiên tòa sơ thẩm
Khỏan 2  Có thể đề nghị thẩm phán, chánh án ra những quyết định cần thiết trứơc khi mở phiên tòa
Chú ý Có thể tham gia giai đọan chuẩn bị xét xử, nhưng chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án

Thư ký phiên tòa ( thư ký tòa án )
Là người tiến hành tố tụng  chỉ giúp việc cho thẩm phán, không có quyền hạn ra quyết định
Chú ý Thẩm phán có thể thực hiện chức năng làm thư ký

Viện trưởng viện kiểm sát ( điều 44 )
Quyết định thay đổi kiểm sát viên  chỉ xảy ra trước thời điểm mở phiên tòa

Kiểm sát viên
Kiểm tra giám sát họat động của tòan bộ các chủ thể trong tố tụng

3 Từ chối hay thay đổi người tiến hành tố tụng
A Căn cứ chung
Cơ sở pháp lý Điều 46 và phần II nghị quyết 01 ( p58 )
Chú ý Trích dẫn điều khỏan Phần I mục 1 tiểu mục 1.1 điểm a
Ai là người có thẩm quyền yêu cầu thay đổi  đương sự, đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp của đương sự

Khái niệm về người thân thích  nghị quyết 01 diễn giải là có quan hệ
huyết thống : ông bà cha mẹ cô dì chú bác …
hôn nhân : vợ chồng
nuôi dưỡng : Con nuôi

Phải có căn cứ rõ ràng  thực tế chứng minh việc không vô tư rất khó khăn, phải có
Quan hệ tình cảm thân thiết
Quan hệ về kinh tế
Ví dụ Anh em kết nghĩa, quan hệ công việc, bạn bè

Bài tập
A B kết hôn hợp pháp năm 2003. Tháng 5 năm 2006, người chồng là B xin ly hôn, tòa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án và phân công thẩm phán và phân công thẩm phán M giải quyết vụ án ly hôn này. Trong quá trình giải quyết thẩm phán M đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do chị A đang mang thai. Tháng 12 năm 2006, A và B cùng yêu cầu ly hôn, tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu của A B và tiếp tục phân công thẩm phán M giải quyết
Câu hỏi
Theo anh chị, những vấn đề pháp lý nào cần lưu ý trong tình huống trên. Tại sao ?
Theo anh chị, thẩm phán M có thể tiếp tục giải quyết ở lần thứ 2 hay không ? Tại sao ?
Lý luận
Luật hôn nhân gia đình không cho phép ly hôn khi người vợ đang mang thai, nuôi con nhỏ  người chồng không là người có quyền khởi kiện.
Tuy vậy, tòa không biết và đã thụ lý vụ án  Hành vi thụ lý của tòa là đúng
Đến khi nghiên cứu hồ sơ thì phát hiện việc người vợ mang thai  tòa sẽ thuyết phục người chồng rút đơn và ra quyết định đình chỉ dựa trên việc người khởi kiện rút đơn. Hay tòa sẽ tiếp tục mở phiên tòa và bác đơn khởi kiện do người chồng không là người có quyền khởi kiện ( điều 192, 168 )
Khi cả A và B đồng thuận cùng nộp đơn xin ly hôn  chỉ đồng ý về mặt nhân thân, không bao hàm sự đồng ý về mặt tài sản hay mặt con cái  Chỉ cần 1 trong 3 quan hệ này có tranh chấp thì tòa án phải thụ lý theo trình tự vụ án.
Chú ý Không nên chú ý vào hình thức đơn yêu cầu mà tập trung vào nội dung cần giải quyết. Về nguyên tắc, tòa chỉ giải quyết những vấn đề mà đương sự yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, có 1 số ngọai lệ tòa vẫn giải quyết cho dù đương sự không yêu cầu ( ví dụ như quan hệ về con cái trong vụ án ly hôn )
Thời hạn 1 năm không cho phép nộp đơn xin ly hôn lại chỉ áp dụng trong trường hợp tòa án bác đơn ly hôn.
Thẩm phán M có thể tiếp tục xét xử do đây là vụ án mới ( ngọai trừ khi là thành viên của hội đồng hay ủy ban thẩm phán hay do việc giám đốc thẩm, tái thẩm là chỉ nhằm xét lại )

(xem đầy đủ trong file đính kèm)
Attachments
Bài giảng môn Luật tố tụng dân sự 1(new) AttachmentBai giang to tung dan su hp 1.zip
You don't have permission to download attachments.
(87 Kb) Downloaded 1901 times



Được sửa bởi Webmaster ngày Wed Apr 14, 2010 12:30 am; sửa lần 1.

https://svlaw.forumvi.com

huemy

huemy
Member
Member

sao mình down về rồi mà đọc k dc vậy các bạn???

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

Attachments[You must be registered and logged in to see this image.]Bai
giang to tung dan su hp 1.zip
[You must be registered and logged in to see this link.](87 Kb)
Downloaded 110 timescLICK vào tài liệu đính kèm được mà

https://svlaw.forumvi.com

huemy

huemy
Member
Member

My down về đến lần 3 mà vẫn đọc k dc, những file khác đều đọc dc hết mà k hỉu cái này sao lại k dc nữa

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

nếu down về mà ko đọc được có thể do máy tính của M thiếu file vni-times
M down cái này về [You must be registered and logged in to see this link.] (lưu ý phải giải nén toàn bộ) rồi bỏ vào thư mục font. khởi động lại word là xong

https://svlaw.forumvi.com

Nam Nguyen Gia

Nam Nguyen Gia
Người sáng lập - Đã nghỉ hưu
 Người sáng lập - Đã nghỉ hưu

[code:1:8337]Đề thi: 60 phút, chỉ cho phép sử dụng bộ luật
6 cau nhận định
Bài tập với 4 câu hỏi

Dạng bài tập :
Xác định tư cách đương sự trong vụ án
Điều kiện pháp lý cụ thể để xác định
Chú ý Nếu xác định được Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay không độc lập sẽ được đánh giá cao.



CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

I Một số khái niệm cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt nam
1 Vụ việc dân sự
Vụ án dân sự
Phát sinh từ tranh chấp dân sự
Một trong các bên tranh chấp có hành vi khởi kiện ra tòa
Số lượng chủ thể từ 2 chủ thể trở lên và phải có 2 bên đối lập về quyền và nghĩa vụ
Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện
Thẩm quyền + Thời hiệu + Án phí tạm nộp
Ví dụ : Người vợ nộp đơn xin ly dị
Chú ý
Khái niệm dân sự  theo nghĩa rộng là những vấn đề được điều chỉnh bởi luật dân sự, thương mại, lao động và hôn nhân gia đình. Trước đây có 3 pháp lệnh thủ tục tố tụng : dân sự, thương mại, lao động. Nhưng hiện nay đã kết hợp vào 1 bộ luật duy nhất : luật tố tụng dân sự
Khái niệm khởi kiện chỉ gắn liền với khái niệm vụ án dân sự

Việc dân sự là những yêu cầu về dân sự ( theo nghĩa rộng ) để tòa án công nhận hay không công nhận 1 sự kiện pháp lý mà sự kiện pháp lý này có thể làm chấm dứt thay đổi hay phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý khác. Và đơn yêu cầu đã được tòa án có thẩm quyền chấp nhận thụ lý
Ví dụ Tuyên bố một người đã chết sẽ chấm dứt quan hệ hôn nhân, mở ra quan hệ thừa kế

Vụ việc dân sự là thuật ngữ chung đề cập đến cả vụ án dân sự và việc dân sự  cần phân biệt rõ vì có 2 lọai trình tự thủ tục tương ứng:
Trình tự thủ tục vụ án dân sự
Trình tự thủ tục việc dân sự  ngắn gọn đơn giản hơn rất nhiều trình tự thủ tục vụ án dân sự

2 Khái niệm luật tố tụng dân sự ( p7)
3 Khái niệm đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh (p8)
4 Khái niệm trình tự tố tụng giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân
Trình tự thủ tục vụ án dân sư
Khởi kiện thụ lý
Chú ý
Vụ án dân sự chỉ có thể phát sinh qua hành vi thụ lý của Tòa án ( sau khi có hành vi khởi kiện )  sau khi vụ án phát sinh thì mới phát sinh tư cách đương sự
Vụ án hình sự có thể phát sinh bởi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thu thập nghiên cứu đánh giá làm rõ chứng cứ
Chú ý Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh  tòa chỉ tiến hành công việc này khi đương sự yêu cầu và tòa nhận thấy yêu cầu của đương sự là hợp lý. Ví dụ : khi đương sự chứng minh được rằng đã cố gắng nhưng không thành công trong việc tiếp xúc với ngân hàng để thu thập số liệu .
Hòa giải
Xét xử sơ thẩm
Nếu hòa giải thành công, mâu thuẫn đã giải quyết xong thì không cần mở phiên tòa (trừ trường hợp pháp luật có qui định khác )
Nhận định sai : Mọi vụ án dân sự đều phải đưa ra xét xử sau khi hòa giải không thành  do pháp luật có qui định các trường hợp không tiến hành hòa giải.
Kết quả của phiên tòa sơ thẩm là bản án sơ thẩm hay quyết định sơ thẩm.
Xét xử phúc thẩm
Khi có kháng cáo hay/ và kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm
Chủ thể kháng nghị phúc thẩm : Tòa án, viện kiểm sát  trách nhiệm của cơ quan
Xét xử phúc thẩm được tiến hành bởi :
Tòa án nhân dân tỉnh cấp trên trực tiếp của tòa án xét xử sơ thẩm: Ủy ban thẩm phán
Tòa phúc thẩm của tòa án tối cao ở Hà nội, Đà nẵng, Hồ Chí Minh
Thi hành án
Nhận định sai: Thi hành án là giai đọan xảy ra sau bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đương sự có đơn yêu cầu thi hành án  do pháp luật có qui định những trường hợp chưa có bản án vẫn tiến hành thi hành án, đương sự chưa có đơn yêu cầu vẫn tiến hành thi hành án.
Gíam đốc thẩm
Xảy ra sau khi bản án có hiệu lực, khi bị kháng nghị bởi các chủ thể có thẩm quyền
Chủ thể kháng nghị tái thẩm : Người đứng đầu cơ quan của tòa án, viện kiểm sát tỉnh, tòa án, viện kiểm sát tối cao)  chịu trách nhiệm cá nhân
Xét xử giám đốc thẩm được tiến hành bởi:
Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao
Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao
Ủy ban thẩm phán của tòa án nhân dân cấp tỉnh
Giám đốc thẩm có thể diễn ra nhiều lần ở nhiều cấp, cho đến khi Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp xét xử thì mới là lần cuối cùng.

Trình tự thủ tục giải quyết việc dân sự
Gởi đơn
Chú ý: Khác với vụ án dân sự là thủ tục khởi kiện
Chuẩn bị phiên họp sơ thẩm
Chứng cứ
Chú ý: Không có thủ tục hòa giải do không có tranh chấp ( xem xét thêm trong trường hợp thuận tình ly hôn ).
Mở phiên họp sơ thẩm
Hình thức văn bản chỉ là quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự
Chú ý: Khác với vụ án dân sự là thủ tục mở phiên tòa
Không có hình thức bản án mà chỉ có dưới hình thức quyết định.
Nhận định sai: Quyết định là hình thức văn bản để giải quyết việc dân sự  do cũng áp dụng trong giải quyết vụ án dân sự .
Mở phiên họp phúc thẩm ( nếu có )
Chú ý Phải có hành vi kháng cáo kháng nghị của các chủ thể có thẩm quyền
Thi hành án
Là việc thi hành các bản án, quyết định bao gồm cả quyết định của việc dân sự
Gíam đốc thẩm, tái thẩm
Không có tái thẩm  Tuy không có qui định nào đề cập cụ thể trực tiếp đến việc có thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm nhưng cơ sở cho việc phát sinh thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm vẫn tồn tại. Do vậy không thể khẳng định rõ ràng.

II Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
1 Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
2 Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
Phân lọai theo phạm vi tác động đến các ngành lụât Việt nam, bao gồm 3 nhóm
Tác động chung : điều 3
Luật nội dung
Hình sự
Dân sự
Hành chính
Luật hình thức Qui định trình tự thủ tục : điều 11, 12
Tố tụng hình sự
Tố tụng dân sự : điều 10
Tố tụng hành chính
 Không có ý nghĩa sắp xếp tầm quan trọng, mà chỉ giúp cho việc phân lọai

Nhóm 1 Các nguyên tắc điều chỉnh tất cả các ngành luật
Điều 3 Nguyên tắc pháp chế XHCN
Ví dụ Cán bộ pháp lý từ chối không nhận đơn ly hôn là trái pháp luật. Do mọi công dân được làm tất cả những gì luật không cấm. Nhưng cán bộ công chức nhà nước chỉ được làm những gì trong phạm vi quyền hạn mà luật cho phép.

Điều 8 Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Do các chủ thể vị trí vai trò khác nhau, thì không thể yêu cầu sự bình đẳng tuyệt đối giữa các chủ thể. Nguyên tắc này chỉ thể hiện qua việc các chủ thể cùng vị trí thì có cùng quyền và nghĩa vụ
Ví dụ Nếu cùng là bị đơn thì Gíam đốc và công nhân sẽ có cùng quyền và nghĩa vụ, không phân biệt theo địa vị xã hội.

Nhóm 2 Các nguyên tắc điều chỉnh các ngành lụât tố tụng

Điều 11 Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, thậm chí không tham gia việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà chỉ thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ

Điều 12 Thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Độc lập giữa thẩm phán với các yếu tố bên ngòai : quan hệ ngang, quan hệ dọc

Điều 14 Tòa án xét xử tập thể
Chỉ áp dụng cho xét xử vụ án  quyết định theo đa số ( quá bán )
Hội đồng xét xử sơ thẩm
3 thành viên : 1 thẩm phán, 2 hội thẩm
5 thành viên : 2 thẩm phán, 3 hội thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm
3 thẩm phán
Hội đồng giám đốc thẩm
Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao 3 thẩm phán
Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao ít nhất 2/3 tổng số hội đồng (17)
Ủy ban thẩm phán của tòa án nhân dân cấp tỉnh ít nhất 2/3 tổng số của ủy ban (9)
 Quyết định phải đạt được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên của ủy ban hay hội đồng xét xử ( không phải quá bán trên tổng số thành viên tham gia xét xử )

Điều 15 Xét xử công khai
Là nghĩa vụ của tòa án khi vụ án có liên quan đến các bí mật nhà nước hay vi phạm các vấn đề thuần phong mỹ tục
Là quyền của tòa án khi là bí mật đời tư  tòa án có thể xem xét và tự quyết định có nên xét xử kín hay không

Điều 197 Xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục

Điều 17 Hai cấp xét xử
Sơ thẩm : ra bản án
Phúc thẩm : có quyền sửa án
Gíam đốc thẩm, tái thẩm chỉ là thủ tục đặc biệt : thủ tục xét lại, không thay đổi nội dung bản án mà chỉ quyết định giữ nguyên bản án hay hủy bản án chuyển về xét xử lại

Điều 21 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật
Chú ý
Hiện nay, viện kiểm sát không có quyền khởi tố vụ án dân sự để tôn trọng quyền tự quyết định khởi kiện của các bên đương sự
Văn bản tham khảo : Thông tư liên tịch 03 ngày 1/9/2005 ( trang 210 tập văn bản pháp luật )
Xác định quyền yêu cầu và quyền kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát : khỏan 2
Việc tham dự của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát bắt buộc phải tham dự phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm trong mọi trường hợp
Viện kiểm sát bắt buộc phải tham dự phiên tòa phúc thẩm nếu Viện đã tham gia phiên tòa sơ thẩm trước đó, hay Viện đã kháng nghị ( khỏan 2 điều 264 TTDS )
Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm nếu tòa án tiến hành thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại
Viện kiểm sát bắt buộc phải tham dự tất cả các phiên họp ( sơ thẩm lẫn phúc thẩm ) giải quyết việc dân sự

Nhóm 3 Nhóm nguyên tắc đặc thù trong tố tụng dân sự
Điều 5 Quyền quyết định và tự định đọat của đương sự
Giai đọan khởi kiện : Hành vi khởi kiện hay không của người khởi kiện
Giai đọan chuẩn bị : Hành vi hòa giải của nguyên đơn và bị đơn
Phiên tòa sơ thẩm : Nguyên đơn có quyền rút đơn, bị đơn có thể thỏa thuận
Phúc thẩm : Hành vi kháng cáo
Giám đốc thẩm, tái thẩm Không có
Thi hành án Yêu cầu của người thắng kiện

Điều 6 Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong thủ tục dân sự
Trường hợp chứng cứ do cơ quan nhà nước, ngân hàng nắm giữ và đương sự đã cố gắng nhưng vẫn không thu thập được : là yêu cầu chính đáng của đương sự và tòa án sẽ cân nhắc chấp thuận
Là quyền do đương sự có thể quyết định đưa ra chứng cứ
Là nghĩa vụ do nếu không cung cấp thì sẽ phải chịu hậu quả bất lợi
Nhận định
Người nào đưa ra yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình, ngoại trừ trường hợp bên kia đã thừa nhận
Người bị yêu cầu cũng phải có nghĩa vụ chứng minh nếu họ phản đối yêu cầu đó

Điều 10 Hòa giải trong tố tụng dân sự
Họat động hòa giải bắt buộc phải diễn ra trong giai đọan nào của quá trình tố tụng
Hòa giải và tự thỏa thuận có sự khác biệt hay không ? Như thế nào ?
Vai trò của các chủ thể tham gia trong các họat động hòa giải


ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Hệ thống các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Chủ thể tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng
Tòa án
Viện kiểm sát
Người tiến hành tố tụng
Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án
Viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên
Chủ thể tham gia tố tụng
Đương sự
Nguyên đơn
Bị đơn
Người có quyền lợi lợi ích liên quan
Người tham gia tố tụng khác
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người đại diện đương sự
Người giám định
Người làm chứng
Người phiên dịch
Dạng câu hỏi
Xác định quan hệ tranh chấp
Xác định tư cách đương sự
Chú ý Cơ quan thi hành án có thể chỉ là cơ quan hành chính, có thể là cơ quan tố tụng. Nhưng hiện nay do luật tố tụng hiện nay chỉ qui định về tòa án và viện kiểm sát nên cơ quan thi hành án không được xem là cơ quan tố tụng

I Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
1 - Cơ quan tiến hành tố tụng
Hệ thống tòa án
Tòa án tối cao
Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao
5 tòa chuyên trách ( Dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hình sự )
3 tòa phúc thẩm ( ở Hà nội, Đà nẵng, Hồ Chí Minh )
Tòa án tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ( Đà lạt, Cần thơ )
Ủy ban thẩm phán tòa án tỉnh thành phố
5 tòa chuyên trách ( Dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hình sự )
Tòa án quận huyện thành phố trực thuộc tỉnh ( Vũng tàu, Qui nhơn )
Thẩm phán chuyên trách
Nhiệm vụ  Tham khảo tập bài giảng

Viện kiểm sát nhân dân
Tham khảo tập bài giảng

2 Người tiến hành tố tụng
Chánh án ( điều 40 )
Chánh án tòa án nhân dân tối cao không đương nhiên là thẩm phán, chỉ cần là đại biểu quốc hội. Tuy nhiên các chánh án các cấp khác đương nhiên là thẩm phán
Chú ý Chánh án nên được đưa vào luật tố tụng hình sự vì chánh án
Có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Có những lọai quyết định đặc thù mà chỉ chánh án mới được phép ban hành

Thẩm phán ( điều 41 )
Có thể ra quyết định trước thời điểm mở phiên tòa (trong giai đọan chuẩn bị xét xử )  Tuy nhiên thẩm phán không thể ra quyết định tại phiên tòa do phải tuân theo nguyên tắc xét xử theo tập thể và quyết định theo đa số của hội đồng xét xử
Chú ý Quyết định thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa  thẩm quyền của chánh án ( trong giai đọan chuẩn bị xét xử ) hay hội đồng xét xử ( tại phiên tòa )

Hội thẩm nhân dân ( điều 42 )
Chỉ tham gia xét xử tại phiên tòa sơ thẩm
Khỏan 2  Có thể đề nghị thẩm phán, chánh án ra những quyết định cần thiết trứơc khi mở phiên tòa
Chú ý Có thể tham gia giai đọan chuẩn bị xét xử, nhưng chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án

Thư ký phiên tòa ( thư ký tòa án )
Là người tiến hành tố tụng  chỉ giúp việc cho thẩm phán, không có quyền hạn ra quyết định
Chú ý Thẩm phán có thể thực hiện chức năng làm thư ký

Viện trưởng viện kiểm sát ( điều 44 )
Quyết định thay đổi kiểm sát viên  chỉ xảy ra trước thời điểm mở phiên tòa

Kiểm sát viên
Kiểm tra giám sát họat động của tòan bộ các chủ thể trong tố tụng

3 Từ chối hay thay đổi người tiến hành tố tụng
A Căn cứ chung
Cơ sở pháp lý Điều 46 và phần II nghị quyết 01 ( p58 )
Chú ý Trích dẫn điều khỏan Phần I mục 1 tiểu mục 1.1 điểm a
Ai là người có thẩm quyền yêu cầu thay đổi  đương sự, đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp của đương sự

Khái niệm về người thân thích  nghị quyết 01 diễn giải là có quan hệ
huyết thống : ông bà cha mẹ cô dì chú bác …
hôn nhân : vợ chồng
nuôi dưỡng : Con nuôi

Phải có căn cứ rõ ràng  thực tế chứng minh việc không vô tư rất khó khăn, phải có
Quan hệ tình cảm thân thiết
Quan hệ về kinh tế
Ví dụ Anh em kết nghĩa, quan hệ công việc, bạn bè

Bài tập
A B kết hôn hợp pháp năm 2003. Tháng 5 năm 2006, người chồng là B xin ly hôn, tòa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án và phân công thẩm phán và phân công thẩm phán M giải quyết vụ án ly hôn này. Trong quá trình giải quyết thẩm phán M đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do chị A đang mang thai. Tháng 12 năm 2006, A và B cùng yêu cầu ly hôn, tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu của A B và tiếp tục phân công thẩm phán M giải quyết
Câu hỏi
Theo anh chị, những vấn đề pháp lý nào cần lưu ý trong tình huống trên. Tại sao ?
Theo anh chị, thẩm phán M có thể tiếp tục giải quyết ở lần thứ 2 hay không ? Tại sao ?
Lý luận
Luật hôn nhân gia đình không cho phép ly hôn khi người vợ đang mang thai, nuôi con nhỏ  người chồng không là người có quyền khởi kiện.
Tuy vậy, tòa không biết và đã thụ lý vụ án  Hành vi thụ lý của tòa là đúng
Đến khi nghiên cứu hồ sơ thì phát hiện việc người vợ mang thai  tòa sẽ thuyết phục người chồng rút đơn và ra quyết định đình chỉ dựa trên việc người khởi kiện rút đơn. Hay tòa sẽ tiếp tục mở phiên tòa và bác đơn khởi kiện do người chồng không là người có quyền khởi kiện ( điều 192, 168 )
Khi cả A và B đồng thuận cùng nộp đơn xin ly hôn  chỉ đồng ý về mặt nhân thân, không bao hàm sự đồng ý về mặt tài sản hay mặt con cái  Chỉ cần 1 trong 3 quan hệ này có tranh chấp thì tòa án phải thụ lý theo trình tự vụ án.
Chú ý Không nên chú ý vào hình thức đơn yêu cầu mà tập trung vào nội dung cần giải quyết. Về nguyên tắc, tòa chỉ giải quyết những vấn đề mà đương sự yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, có 1 số ngọai lệ tòa vẫn giải quyết cho dù đương sự không yêu cầu ( ví dụ như quan hệ về con cái trong vụ án ly hôn )
Thời hạn 1 năm không cho phép nộp đơn xin ly hôn lại chỉ áp dụng trong trường hợp tòa án bác đơn ly hôn.
Thẩm phán M có thể tiếp tục xét xử do đây là vụ án mới ( ngọai trừ khi là thành viên của hội đồng hay ủy ban thẩm phán hay do việc giám đốc thẩm, tái thẩm là chỉ nhằm xét lại )

B Thủ tục từ chối hay thay đổi người tiến hành tố tụng
Chủ thể từ chối hay yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
Bản thân người tiến hành tố tụng khi phát hiện có những căn cứ phải từ chối việc tiến hành tố tụng
Chủ thể yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng : đương sự, đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng
Trước phiên tòa : Chánh án ( hay Chánh án tòa cấp trên trực tiếp nếu cần thay đổi Chánh án), Viện trưởng viện kiểm sát
Tại phiên tòa : Hội đồng xét xử

II Chủ thể tham gia tố tụng
1 Đương sự
A Khái niệm
Trong vụ án dân sự thì có khái niệm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan  trực tiếp liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của họ
Trong việc dân sự chỉ có khái niệm người yêu cầu, người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó

B Đặc điểm ( tập bài giảng )
Đương sự ( bao gồm cả đại diện theo pháp luật ) có thể làm phát sinh thay đổi chấm dứt các quan hệ tố tụng
Tên đương sự sẽ thay đổi theo giai đọan tố tụng

C Năng lực chủ thể của đương sự ( p27 )
Cá nhân : bao gồm cả công dân Việt nam , người nước ngòai, người không quốc tịch
Cơ quan ( nhà nước ) có tư cách pháp nhân
Tổ chức ( có thể có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân ) cũng vẫn có thể trở thành đương sự
Ngòai ra còn có tổ chức phụ thuộc vào tổ chức có tư cách pháp nhân hay tổ chức phụ thuộc vào tổ chức có không tư cách pháp nhân ( văn phòng, chi nhánh )  không đương nhiên là chủ thể đương sự trừ khi được ủy quyền hợp pháp
Chú ý Khi xác định đương sự là cơ quan tổ chức thì luôn phải đi kèm người đại diện theo pháp luật của cơ quan tổ chức ( ngay cả giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị cũng chưa chắc là đại diện hợp pháp của tổ chức  phải căn cứ vào điều lệ của tổ chức )
Cơ sở pháp lý điều 57, bao gồm 2 lọai
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự ( khỏan 1 điều 57 )
Năng lực hành vi tố tụng dân sự ( khỏan 2-6 điều 57 và nghị quyết 01 hướng dẫn )
Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự ( Khỏan 2 điều 57 ) :
Người đủ 18 tuổi trở lên và không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi tố tụng dân sự hay hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Chú ý
Trường hợp khác được qui định trong nghị quyết 01 : Nữ kết hôn khi 18 tuổi ( 17 tuổi 1 ngày ) mà nếu muốn ly dị khi chưa đủ 18 tuổi thì vẫn được khởi kiện
Cá nhân không được ủy quyền cho cá nhân thực hiện hành vi khởi kiện. Nhưng sau đó thì cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác tham gia tố tụng
Chủ thể hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự 
Chủ thể phải có tuyên bố của tòa án về việc hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự : nhằm xác định các trường hợp chủ thể có thể tự đứng đơn, tham gia tố tụng cũng như các truờng hợp phải bắt buộc thông qua đại diện theo pháp luật ( không phải đại diện ủy quyền ). Các trường hợp chủ thể tự tham gia phải được pháp luật qui định
Điều kiện Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi và được phép tham gia vào trong quan hệ pháp luật nội dung ( cụ thể là pháp luật lao động và pháp luật dân sự )
Ví dụ Việc sở hữu xe máy thì chủ thể phải đủ 18 tuổi
Chủ thể không có năng lực hành vi tố tụng dân sự ( khỏan 4, 5 điều 57 )
Người nhỏ hơn 6 tuổi và người nhỏ hơn 15 tuổi  Không bao giờ có thể tự tham gia tố tụng
Người từ 6 đến dưới 15 tuổi  tòa án có thể lấy lời khai của đương sự ( Ví dụ khi quyết định đứa trẻ thuộc về cha hay mẹ, tòa án sẽ tham khảo ý kiến của đứa trẻ )
Người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự là người bị bệnh tâm thần được tòa án tuyên bố dựa vào yêu cầu của người khác
Chú ý
Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không rơi vào trường hợp hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự hay mất năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ trường hợp pháp luật qui định khác  Nhận định sai, do ai cũng có thể là đương sự, nhưng chỉ khác ở khả năng trực tiếp tham gia họat động tố tụng
Đương sự không thể là người chưa 6 tuổi  Nhận định sai, do ai cũng có thể là đương sự, nhưng chỉ khác ở khả năng trực tiếp tham gia họat động tố tụng
D Quyền và nghĩa vụ của đương sự ( điều 58 )
Điểm c khỏan 2 điều 58  khỏan 2 điều 85 giải thích rõ hơn quyền hạn của đương sự
Khi yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ thì việc đề nghị của đương sự phải bằng văn bản ( nếu là đại diện thì cũng phải ghi rõ, phải thể hiện lý do tại sao không thu thập được chứng cứ để tòa án xem xét có phải là yêu cầu chính đáng hay không.
Tòa án chỉ thực hiện yêu cầu này của đương sự nếu yêu cầu này là chính đáng
Điểm d khỏan 2 điều 58  là qui định cho phép ghi chép, sao chụp chỉ khi trước khi diễn ra phiên tòa  tránh ảnh hưởng đến diễn biến phiên tòa
Điểm h khỏan 2 điều 58  Người đại diện ủy quyền khác với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Điểm o khỏan 2 điều 58 : Thủ tục khiếu nại  của đương sự cho cá nhân có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm ( chánh án tòa, Viện trưởng viện kiểm sát )
Thủ tục kháng cáo  của đương sự theo thủ tục phúc thẩm
Việc vắng mặt của bị đơn và nguyên đơn sẽ có thủ tục xử lý khác nhau
E Địa vị pháp lý của đương sự
Nguyên đơn
Khái niệm  qui định tại khỏan 2 điều 56
Nhận định sai : Người khởi kiện chính là nguyên đơn trong vụ án dân sự  do người khởi kiện có thể là nguyên đơn hay người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Chỉ có thể đương nhiên là nguyên đơn trong trường hợp người khởi kiện là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự ( có thể bao gồm cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự trong những trường hợp pháp luật qui định )
Nguyên đơn không đương nhiên là người khởi kiện  có thể là nguyên đơn khởi kiện hay người khác khởi kiện thay cho nguyên đơn : là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn  có thể là đại diện theo pháp luật ( người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự hay hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự, bao gồm cả tổ chức ) hay đại diện theo ủy quyền ( nếu nguyên đơn là cá nhân thì không cho phép ủy quyền khởi kiện, nhưng nếu là cơ quan, tổ chức thì pháp luật cho phép )
Nguyên đơn có thể không là người có quyền lợi và lợi ích bị xâm phạm  chỉ là giả định chủ quan của người khởi kiện
Ngọai lệ của nguyên đơn  đọan 2 khỏan 2 điều 56 qui định cơ quan tổ chức khởi kiện nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, của nhà nước cũng là nguyên đơn ( dù không bảo vệ trực tiếp quyền lợi của chính cơ quan tổ chức đó ). Ví dụ : Cơ quan bảo vệ môi trường có chức năng quản lý cũng là nguyên đơn trong vụ án bảo vệ lợi ích công cộng, nhà nước
Chú ý Cơ quan đòan thể khởi kiện trong vụ án hôn nhân gia đình, lao động chỉ là người đại diện hợp pháp ( đại diện theo pháp luật theo khỏan 2 điều 73 ). Còn chính người có quyền lợi lợi ích bị xâm phạm mới là nguyên đơn ( do có thể xác định cụ thể chủ thể có quyền lợi lợi ích bị xâm phạm )
Các điều kiện để xác định 1 chủ thể là nguyên đơn trong vụ án dân sự
-Là 1 bên trong quan hệ pháp luật tranh chấp ( giả thiết có quyền và lợi ích bị xâm phạm )  có thể có ngọai lệ là trường hợp của khỏan 2 điều 56 : cơ quan tổ chức khởi kiện cho quyền lợi ích công cộng, nhà nước
-Là người đã thực hiện hành vi khởi kiện hay được người khác khởi kiện thay theo qui định của pháp luật
-Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện ( vụ án dân sự đã phát sinh )  vụ án dân sự đã phát sinh thì mới phát sinh tư cách đương sự nói chung và tư cách nguyên đơn nói riêng.
Chú ý Khi làm bài tập thì phải đưa ra cơ sở để khẳng định tư cách đương sự

Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn ( điều 59 )
Điểm b khỏan 1 điều 59  Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ( hay người đại diện nguyên đơn )  thể hiện quyền quyết định và tự định đọat của đương sự, diễn ra trong suốt thời gian của quá trình tố tụng : khởi kiện thụ lý, chuẩn bị, tại phiên tòa
Chú ý điều 218 không cho phép thay đổi vượt quá yêu cầu ban đầu tại phiên tòa do xem xét đến quyền và lợi ích của bị đơn : bị đơn có thể không có đầy đủ thời gian chuẩn bị tài liệu chứng cứ để phản bác yêu cầu của nguyên đơn. Nhưng nếu bị đơn đồng ý thì có thể cho phép thay đổi yêu cầu vượt quá phạm vi ban đầu
Điểm c khỏan 1 điều 59  là quyền của nguyên đơn, bị đơn cũng như tòa án. Ví dụ vụ án thừa kế tòa sẽ triệu tập tòan bộ các chủ thể có quyền lợi liên quan
Điểm d khỏan 1 điều 59  Là quyền đặc trưng của nguyên đơn
Triệu tập hợp lệ ( qui định tại chương 10, ví dụ như điều 149 )
Trực tiếp
Niêm yết công khai
Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
 Phải áp dụng tuần tự theo thứ tự ưu tiên cho đến khi thành công. Riêng biện pháp thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể tiến hành song song với điều kiện nguyên đơn tự chịu chi phí
Nếu mất tích thì phải có tuyên bố của tòa án
Vắng mặt 2 lần  vắng mặt 2 lần liên tục thì mới thể hiện ý đồ trốn tránh ( không tính theo từng lần ), cho dù có lý do chính đáng hay không  ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ( không phải tạm đình chỉ vụ án )
Chú ý Tòa án có thể xét xử vắng mặt nguyên đơn nếu nguyên đơn có đơn yêu cầu

Bị đơn
Khái niệm Khỏan 3 điều 56
Bị đơn phải là 1 bên trong quan hệ tranh chấp, nhưng sẽ có ngọai lệ trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng : chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể khác chủ thể thực hiện hành vi ( để đảm bảo không né tránh trách nhiệm )
Ví dụ Lái xe A của công ty X gây thiệt hại cho B thì công ty X là bị đơn ( phụ thuộc vào yếu tố lỗi của hành vi gây thiệt hại – Nghị quyết 03 ngày 8/7/2006 ) , đứa trẻ gây thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường
Là người đã bị nguyên đơn khởi kiện hay người khởi kiện thay cho nguyên đơn khởi kiện
Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn
Quyền và nghĩa vụ của bị đơn Điều 60
Điểm a khỏan 1  Có cùng quyền lợi nghĩa vụ cơ bản của đương sự
Điểm b khỏan 1  việc chấp nhận sẽ làm miễn trừ nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn qui định tại khỏan 2 điều 80; còn việc bác bỏ sẽ làm phát sinh nghĩa vụ chứng minh của cả bị đơn và nguyên đơn
Điểm c khỏan 1  Phản tố : A kiện B không cung cấp hàng hóa thì B phản tố A đã không thực hiện nghĩa vụ thanh tóan tiền và yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án  cả A và B cùng phải có nghĩa vụ chứng minh như trong trường hợp phản bác
Chú ý Khỏan 2 điều 176 qui định các dạng phản tố
Điểm d khỏan 1  Được tòa thông báo theo qui định tại điều 174, 175
Khỏan 2  Nếu bị đơn vắng mặt thì có thể giải quyết vắng mặt ( không dùng cụm từ “xét xử vắng mặt” vì bị đơn có thể đã vắng mặt trước khi xét xử )
Chú ý Phải chứng minh việc triệu tập hợp lệ đã được tiến hành và bị đơn đã nhận được giấy triệu tập đủ 2 lần

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Khái niệm  Khỏan 4 điều 56
-Không khởi kiện ai và cũng không bị ai khởi kiện mình trong vụ án
-Chỉ tham gia khi vụ án đã phát sinh trên cơ sở có yêu cầu của nguyên đơn ( vào thời điểm liệt kê trong đơn khởi kiện hay khi tòa án đề nghị đưa thêm vào ) hay yêu cầu của bị đơn hay yêu cầu của tòa án ( Ví dụ : các vụ án thừa kế liên quan đến các người con đang định cư ở nước ngòai, cho dù những người này không quan tâm đến số tài sản tranh chấp  tòa án xác định bằng cách căn cứ vào hộ khẩu ) hay chính bản thân người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tự yêu cầu ( Ví dụ : Khi tòa án mở phiên tòa giải quyết phân chia tài sản khi ly hôn thì cha mẹ của đôi vợ chồng ly hôn khẳng định chính họ là chủ sở hữu của ngôi nhà đang bị tranh chấp và yêu cầu được tham gia )
Phân lọai :
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập  tham gia vụ án để bảo vệ quyền lợi của chính họ, yêu cầu của họ độc lập với nguyên đơn và bị đơn. Yêu cầu này phải thỏa mãn các qui định tại điều 177
Ví dụ Người cha qua đời để lại di chúc cho người mẹ và 3 người con. Nếu một người con nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản thì 2 người con còn lại sẽ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan do thỏa mãn 3 điều kiện : việc giải quyết liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của họ, yêu cầu của họ có liên quan đến vụ án, việc giải quyết yêu cầu của họ trong cùng vụ sẽ giúp giải quyết vụ án chính xác và nhanh hơn
Chú ý Chỉ khác với trường hợp đồng nguyên đơn ở đặc điểm không có hành vi khởi kiện ( hiện nay không cho phép ủy quyền khởi kiện )
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng cùng với 1 bên nguyên đơn hay bị đơn (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập )  Không có quyền đề ra yêu cầu mà yêu cầu của họ phụ thuộc vào nguyên đơn, bị đơn
Ví dụ Lái xe A của công ty X gây thiệt hại cho B thì lái xe A sẽ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, cùng chịu trách nhiệm nghĩa vụ với công ty X  không có yêu cầu riêng nên không thể tách ra thành 1 vụ án độc lập
Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan  Điều 61

Đồng tham gia tố tụng : đồng nguyên đơn và đồng bị đơn
Ví dụ Nhiều chủ nợ kiện một doanh nghiệp, nhà hàng kiện 1 nhóm thực khách đã quậy phá, nhóm thanh niên này tranh chấp với nhóm thanh niên khác
Vụ án có thể xuất hiện nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn : đồng nguyên đơn, đồng bị đơn  các chủ thể phải thỏa mãn các điều kiện sau : Những người đồng tham gia tố tụng này không tranh chấp với nhau và lợi ích của họ không đối lập nhau, không có những yêu cầu hay phản yêu cầu lọai trừ nhau

2 - Những người tham gia tố tụng khác
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Khái niệm  điều 63 và nghị quyết 01
Là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình
Chú ý : Khái niệm thực hiện việc bào chữa là hành vi chỉ áp dụng trong tố tụng hình sự , khái niệm bị cáo cũng chỉ áp dụng cho hình sự mà thôi
Có 2 điều kiện cần và đủ để trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
-Phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được đương sự nhờ bằng văn bản và phải thỏa mãn các yêu cầu tại điểm b khỏan 2 điều 63 : có xác nhận của UBND xã phường là không rơi vào các trường hợp bị kết án, quản chế hành chính, cán bộ công chức ngành tòa án, công an …
Chú ý :
Nếu là luật sư thì phải trình thẻ luật sư, giấy giới thiệu của văn phòng luật sư, hợp đồng làm việc với văn phòng luật sư
Gíao viên luật là công chức nên chỉ được có tư cách là đại diện theo ủy quyền
-Phải được tòa án chấp nhận
Chú ý Luật cho phép tòa có 3 ngày để chấp nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thậm chí tòa có thể xem xét chấp nhận ngay tại phiên tòa nếu hợp lý và không vượt quá phạm vi vụ án
Quyền và nghĩa vụ  điều 64
Khỏan 3  Có quyền tham gia vào việc hòa giải ( có thể tham gia vào vụ án từ rất sớm chứ không phải đợi đến khi mở phiên tòa, tuy nhiên vẫn không thể đại diện để khởi kiện )
Chú ý Có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho nhiều đương sự miễn là các đương sự này không có quyền và lợi ích đối lập

Đại diện theo pháp luật
Bao gồm
Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần
Gíam hộ
Đại diện cho Pháp nhân theo qui định của nhà nước
Có đầy đủ các quyền của đương sự, kể cả việc ủy quyền cho người khác
Ví dụ : Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên có thể ủy quyền cho người khác

Đại diện theo ủy quyền
Chú ý Không áp dụng đại diện theo ủy quyền trong trường hợp ly hôn
Quyền và nghĩa vụ của đại diện theo ủy quyền được thực hiện theo nội dung của hợp đồng ủy quyền
Chú ý Việc đại diện theo ủy quyền theo thủ tục sơ thẩm
Cá nhân không thể ủy quyền cho cá nhân khác khởi kiện nhưng cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện hành vi kháng cáo
Người đã được ủy quyền không thể tự ý ủy quyền cho người khác trừ trường hợp được người ủy quyền đồng ý
Chú ý Sau khi lập gia đình thì vợ bị tâm thần, người chồng đã hành hạ vợ và thực hiện tẩu tán tài sản thì cha vợ có thể khởi kiện không ?  Nhân thân không thể thực hiện thông qua đại diện, chồng mới là người đại diện theo pháp luật

Người làm chứng
Nhận định sai : Người bị hạn chế hành vi dân sự không thể là người làm chứng
Chú ý Trẻ nhỏ hơn 6 tuổi không thể làm chứng
Trẻ nhỏ hơn 15 tuổi thường có người đi kèm

Không bắt buộc phải khai đúng sự thật:
Có thể từ chối không khai báo
Dẫn giải người làm chứng  có thể dẫn giải nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật : người làm chứng không có lý do chính đáng, chỉ khi người làm chứng có mặt tại tòa thì mới giải quyết được vụ án, người làm chứng phải được triệu tập hợp pháp, và chỉ dẫn giải trong thời gian phiên tòa diễn ra ( nghị quyết 01/2005 )

Người giám định

Người phiên dịch

Bài tập
Vợ chồng ông Nguyễn văn A và B có 2 người con Nguyễn văn C sinh 1980, Nguyễn văn D sinh 1993. Năm 2005 Nguyễn văn A chết không để lại di chúc. Sinh thời vợ chồng A B có khối tài sản chung là nhà số 12 Mạc đĩnh chi trị giá 12 tỷ. Cuối 2005, B kết hôn với Trần Quốc E và có con chung Trần Quốc Huy. 1/2006 do làm ăn thua lỗ, B thế chấp ngôi nhà nêu trên để vay 1 tỷ đồng của ngân hàng thương mại X trong thời hạn 1 năm. Hết hạn vay, B không trả được nợ, giám đốc ngân hàng X sau khi tham khảo ý kiến của người bạn cùng học đại học là ông M, chánh án tòa án quận 1 TPHCM, đã chỉ đạo chuẩn bị đơn khởi kiện yêu cầu tòa án quận 1 kê biên để thanh tóan tiền vay. Được tin ngân hàng X chuẩn bị khởi kiện và ngôi nhà có thể bị kê biên, ngày 1/2/2007 anh Nguyễn văn C làm đơn yêu cầu tòa án quận 1 chia thừa kế ngôi nhà nêu trên. Do tính chất phức tạp của vụ kiện liên quan đến tài sản thế chấp tại ngân hàng, sau khi thụ lý đơn khởi kiện, chánh án M đã giao cho thẩm phán L, người duy nhất của tòa án có kiến thức về ngân hàng vì L sở hữu nhiều cổ phiếu của ngân hàng X, để L giải quyết vụ kiện thừa kế. Luật sư Hồ H đại diện cho , luật sư Phan Bích Y là đại diện ủy quyền của ngân hàng X tham gia tố tụng
Câu hỏi
Tóm tắt nội dung pháp lý của tình huống
Những vấn đề pháp lý nào đặt ra trong tình huống này, tại sao lại giải quyết như vậy
Bài giải
Phải dựa vào bản chất của vấn đề  yêu cầu xác nhận việc thừa kế thực chất là tranh chấp về việc phân chia tài sản nên đây là vụ án
B tuy là đại diện theo pháp luật của D nhưng do có quyền lợi đối lập nên không thể là đại diện hợp pháp của D trong vụ án này
Việc sở hữu cổ phiếu của thẩm phán M không thể hiện sự không vô tư trong xét xử


Bài tập
A bị B tông xe làm gãy chân và đã gây thiệt hại cho A cụ thể
Thuốc men viện phí 5 triệu
Thu nhập bị mất trong thời gian nằm viện 3 triệu
Thu nhập hợp pháp của C, vợ A, phải chăm sóc A khi đang nằm viện 2 triệu
Hư hỏng xe 5 triệu
Do các bên không thỏa thuận được mức bồi thường nên A đã làm đơn khởi kiện ra tòa án. Biết rằng tai nạn xảy ra tại thành phố Vũng tàu, B thường trú tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, A thường trú tại huyện Định quán Đồng nai. Hiện A đang sinh sống và làm việc tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Theo các anh chị, tòa án nào có thẩm quyền giải quyết.
Nếu A hay B là người nước ngòai thì có ảnh hưởng gì đến việc xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không ? Tại sao ?
Bài giải
Cấp tòa án : tòa án nhân dân thành phố Vũng tàu của tỉnh Bà rịa Vũng tàu
Đầu tiên sẽ áp dụng nguyên tắc bao trùm về lãnh thổ là nguyên tắc nơi cư trú của bị đơn  cần kết hợp với điều 25, điều 33 và điều 36 để xác định tòa án có thẩm quyền



CHƯƠNG 3 THẨM QUYỀN VỀ DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Nghị quyết 01

A THẨM QUYỀN CHUNG VỀ DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ( THẨM QUYỀN THEO VỤ VIỆC )
Tham khảo tập bài giảng
Ý nghĩa
 giúp xác định thẩm quyền xét xử của tòa án giữa các lĩnh vực dân sự, hành chính và hình sự
 giúp xác định thẩm quyền xét xử của tòa án so với các cơ quan nhà nước khác ( Ví dụ tranh chấp về nhà đất )
 giúp xác định thẩm quyền xét xử của các tòa chuyên trách ( kinh tế, lao động, dân sự ) trong cùng lĩnh vực dân sự

I Thẩm quyền của tòa án giải quyết tranh chấp dân sự
1 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự ( theo nghĩa hẹp, do luật dân sự điều chỉnh )
Cơ sở pháp lý Điều 25
Khỏan 1 Tranh chấp của cha mẹ về quốc tịch con ( Theo luật quốc tế : huyết thống hay nơi sinh )
Khỏan 2 Tranh chấp về quyền sở hữu ( bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đọat )
Ví dụ Tranh chấp về lối đi vào nhà  do có hành vi cản trở việc thực thi quyền sử dụng
Đòi bồi thường thiệt hại do mất mát tài sản
Khỏan 3 Tranh chấp về hợp đồng dân sự
Ví dụ 1 bên yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu, di chúc giả mạo  tuy hình thức chỉ là việc tuyên bố nhưng do mục đích là nhằm giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền thừa kế nên thực chất là vụ án dân sự  phải giải quyết theo điều 25
Khỏan 4 Sở hữu trí tuệ, trừ khỏan 2 điều 29 ( có mục đích lợi nhuận )
Khỏan 5 Tranh chấp về quyền thừa kế ( hay nghĩa vụ về tài sản để lại )
Khỏan 6 Bồi thường thiệt hại ( các bên không hề hẹn nhau trước về việc bồi thường thiệt hại )
Khỏan 7 Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất  chú ý phân định thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân hay tòa án,
Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất  trong mọi trường hợp sẽ là thẩm quyền giải quyết của tòa án
Quyền sử dụng đất : dưới 3 dạng tranh chấp
Phát sinh từ quan hệ cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất  trong mọi trường hợp sẽ là thẩm quyền giải quyết của tòa án
Về thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất  trong mọi trường hợp sẽ là thẩm quyền giải quyết của tòa án
Ai là người có quyền sử dụng với 1 diện tích đất cụ thể
Nếu chưa có giấy tờ hợp pháp  Ủy ban có thẩm quyền giải quyết
Nếu đã có giấy tờ hợp pháp  Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Có quy định khác về thủ tục tố tụng : “Thủ tục tiền tố tụng”  trong thực tế, mọi vấn đề liên quan đến khỏan 7 đều đòi hỏi phải hòa giải ở cấp cơ sở trước.

2 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình
Cơ sở pháp lý Điều 27
Khỏan 1 Chỉ là 1 vụ án đơn nhất tuy nêu ra 3 lọai tranh chấp
Chú ý Tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn do các bên không yêu cầu tòa án giải quyết khi ly hôn  phải giải quyết theo khỏan 2 điều 25
Để áp dụng khỏan này thì phải có ít nhất 1 trong 3 lọai tranh chấp được nêu  trường hợp thuận tình ly hôn và hòa giải được trong quá trình giải quyết thì ( tuy bản chất là việc dân sự nhưng để đơn giản hóa việc xử lý ) luật có qui định thủ tục lập biên bản thỏa thuận và giải quyết luôn, không cần phải chuyển qua thủ tục việc dân sự và giải quyết lại từ đầu.
Khỏan 2 Việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà phát sinh tranh chấp  là tranh chấp và thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Chú ý Việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có tranh chấp  Là thẩm quyền của cơ quan khác : cơ quan công chứng thụ lý thông qua thủ tục tặng cho
Khỏan 2,3 : nếu tòa sơ thẩm đã giải quyết rồi thì đương sự sẽ không có quyền kháng cáo ( không có thủ tục phúc thẩm )
Khỏan 3 Chỉ khi có tranh chấp
Chú ý Tuy tòa đã giải quyết rồi, đã ra bản án có hiệu lực, nhưng nhằm bảo vệ quyền lợi của người con nên tòa sẽ xem là ngọai lệ và xét lại
Khỏan 4 Nếu không có tranh chấp thì là thẩm quyền của ủy ban nhân dân . Nếu có tranh chấp thì tòa giải quyết, dựa trên xác định chuỗi ADN, người yêu cầu phải chịu chi phí xác định

3 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại
Cơ sở pháp lý Điều 29, nghị quyết 01
Khỏan 1 Phải thỏa mãn 2 điều kiện
Điều kiện cần : chủ thể tham gia phải đăng ký kinh doanh
Điều kiện đủ : phải có mục đích lợi nhuận
Khỏan 2 Chỉ cần phải có mục đích lợi nhuận
Khỏan 3 Không yêu cầu điều kiện gì do đây là những tranh chấp đặc thù
Ví dụ Cá nhân bỏ mối cà phê cho cà phê quán cóc ( không đăng ký kinh doanh nhưng có mục đích lợi nhuận ) mà phát sinh tranh chấp thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Chú ý Theo nghị quyết 01 thì phạm vi giải quyết của tòa kinh tế rất rộng  Không cần đăng ký kinh doanh hay các họat động phục vụ sản xuất cũng là họat động kinh doanh  nếu phát sinh tranh chấp cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Ví dụ : việc thuê xe cho công nhân đi chơi mà phát sinh tranh chấp

4 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật lao động
Cơ sở pháp lý Điều 31
Khỏan 1 Tranh chấp lao động cá nhân, chia ra 2 lọai
Không bắt buộc phải qua hòa giải ở cơ sở ( chỉ khuyến khích ) : điểm a,b,c,d,đ
Bắt buộc phải qua hòa giải ở cơ sở : các tranh chấp còn lại như tranh chấp lương
Khỏan 2 Tranh chấp lao động tập thể  trong mọi trường hợp phải qua hòa giải trước khi tòa thụ lý

II Thẩm quyền của tòa án giải quyết yêu cầu dân sự
1 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự
Cơ sở pháp lý Điều 26
 Xem tập bài giảng
Chú ý Khỏan 3, 4 về tuyên bố người mất tích, người đã chết  Hiện nay tòa án có thẩm quyền hủy tuyên bố người mất tích, người đã chết chứ không phải tiến hành thủ tục tái thẩm như qui định trước đây.

2 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình
Cơ sở pháp lý Điều 28
Khỏan 2 Cả 3 quan hệ đều không có tranh chấp nào, hay không yêu cầu tòa án giải quyết

3 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại
Cơ sở pháp lý Điều 30
Tham khảo tập bài giảng về tranh chấp liên quan đến trọng tài thương mại

4 Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật lao động
Cơ sở pháp lý Điều 32
Tham khảo tập bài giảng

B THẨM QUYỀN CẤP TÒA ÁN

Hiện nay không căn cứ vào yếu tố nước ngòai hay giá trị của tranh chấp để quyết định cấp tòa án xử lý
Chú ý Trong hình sự thì thuờng căn cứ vào giá trị của tranh chấp để phân định thẩm quyền, do có ảnh hưởng trực tiếp đến độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Trong dân sự thì giá trị tranh chấp lớn không đồng nghĩa với vụ án càng phức tạp do các bên có khuynh hướng qui định chặt chẽ hơn cho những giao dịch quan trọng.
Khái niệm yếu tố nước ngòai nói chung không đồng nghĩa với sự khó khăn trong việc triệu tập, xử lý. Ví dụ người nước ngòai nhưng sinh sống làm ăn ổn định ở Việt nam thì vẫn xử lý thuận tiện, trong khi người Việt nam học tập thường xuyên ở nước ngòai thì dễ gặp khó khăn trong việc triệu tập

Việc xác định thẩm quyền xét xử khi có các yếu tố nước ngòai sẽ dựa vào 3 yếu tố sau ( khỏan 3 điều 33 )
1 - Đương sự ở nước ngòai
Bao gồm cả nguyên đơn hay bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Ví dụ Vụ án thừa kế thường có liên quan đến anh em đang sinh sống ở nước ngòai nên thường do tòa án tỉnh giải quyết
Ở nước ngòai  Là việc không có mặt ở Việt nam vào thời điểm tòa án thụ lý ( do đang làm ăn sinh sống dài hạn ở nước ngòai, không kể trường hợp du lịch ngắn ngày ). Nếu sau đó đương sự ra nước ngòai hay quay trở về Việt nam thì vẫn không có sự thay đổi thẩm quyền xét xử của tòa án
Chú ý
Tranh chấp liên quan công dân nước ngòai ở biên giới giáp ranh Việt nam ( Campuchia, Lào, Trung quốc )  Tòa án quận huyện luôn có thẩm quyền xét xử
Nhận định sai Tòa án tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngòai

2 - Tài sản ở nước ngòai
Xem nghị quyết 01

3 - Ủy thác tư pháp
Xem nghị quyết 01

I Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp quận huyện của thành phố thuộc tỉnh
Cơ sở pháp lý Điều 33
Khỏan 1 Vụ án dân sự
Điểm a Tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình  xử lý tất cả các tranh chấp mà không có các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33
Chú ý Ngọai lệ là hôn nhân gia đình  luôn luôn thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quận huyện, ngay cả khi có các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33
Điểm b Tranh chấp thương mại  xử lý các tranh chấp thuộc khỏan 1 điều 29 mà không có các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33
Điểm c Tranh chấp lao động  chỉ xử lý các tranh chấp lao động cá nhân, không có các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33

Khỏan 2 Việc dân sự
Tòa án quận huyện xử lý tất cả các yêu cầu liên quan đến dân sự  Ngọai lệ là việc công nhận và cho thi hành bản án của tòa nước ngòai tại Việt nam
Chú ý Tất cả những yêu cầu về thương mại, lao động đều thuộc thẩm quyền của tòa án tỉnh

II Thẩm quyền của tòa án nhân dân tỉnh thành phố thuộc trung ương
Cơ sở pháp lý Điều 34
Nhận định đúng Tất cả các tranh chấp dân sự có thể thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân tỉnh  khỏan 2 điều 34, có 1 trong các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33
Điểm a khỏan 1 Vụ án dân sự
Tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình  xử lý tất cả các tranh chấp có các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33
Tranh chấp thương mại  xử lý các tranh chấp thuộc điểm a đến e khỏan 1 điều 29 mà có 1 trong các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33, các tranh chấp thương mại thuộc các khỏan còn lại của điều 29
Nhận định sai Tòa án nhân dân tỉnh cũng có thẩm quyền xử lý xử lý các tranh chấp thuộc khỏan 1 điều 29
Tranh chấp lao động  chỉ xử lý các tranh chấp lao động cá nhân mà có 1 trong các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33, các tranh chấp lao động tập thể

Điểm b, khỏan 2 Việc dân sự
Tòa án tỉnh xử lý tất cả các yêu cầu dân sự liên quan đến việc công nhận và cho thi hành bản án của tòa nước ngòai tại Việt nam hay có 1 trong các dấu hiệu của khỏan 3 điều 33
Tất cả những yêu cầu về thương mại, lao động đều thuộc thẩm quyền của tòa án tỉnh
Chú ý
Khỏan 2 điều 34  Công văn 128 năm 1991 qui định tòa án cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền lấy lên xét xử những vụ việc xử lý
Gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật chính sách,
Gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, giám định phức tạp,
Đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, những người có uy tín trong tôn giáo mà xét thấy việc giải quyết ở cấp quận huyện thì sẽ không có lợi về mặt chính trị

C THẨM QUYỀN THEO LÃNH THỔ

I Nguyên tắc thẩm quyền theo lãnh thổ của tòa án
1 Nguyên tắc lãnh thổ để giải quyết những tranh chấp dân sự
Khái niệm Tập bài giảng ( p 101 )
Ý nghĩa
Để xác định được tòa án có điều kiện nhất trong việc giải quyết vụ việc
Ví dụ Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền xử lý do cơ quan quản lý bất động sản là ủy ban nhân dân của địa phương, có nhiều thông tin nhất về tài sản tranh chấp
Đảm bảo cho các đương sự đều có thể tham gia vào quá trình tố tụng, đặc biệt là bị đơn
Ví dụ Nguyên tắc nơi cư trú của bị đơn  lọai trừ khả năng thóai thác của bị đơn, thi hành án dễ dàng hơn
Ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của họat động thi hành án sau này
Chú ý Do việc thực hiện bản án có hiệu lực luôn do cơ quan thi hành án của tòa án xét xử sơ thẩm tiến hành. Ngay cả khi bản án bị kháng cáo và xét phúc thẩm thì cơ quan thi hành án của cấp sơ thẩm cũng sẽ là đơn vị thực hiện bản án phúc thẩm
Nội dung
Khỏan 1 điều 35 qui định 3 nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ cho tranh chấp
Điểm a Nguyên tắc nơi cư trú của bị đơn
Nơi cư trú phải là nơi thường xuyên sinh sống ( chứ không phải là nơi có hộ khẩu thường trú, hay đăng ký tạm trú )  nên có sự xác nhận của những người sinh sống xung quanh, nhưng thực tế tòa vẫn thường dựa trên đăng ký thường trú, tạm trú ( có thể tham khảo luật cư trú )
Nếu không xác định được nơi cư trú thì sẽ áp dụng xác định theo nơi làm việc
Đối với cơ quan tổ chức  xác định theo nơi cơ quan đặt trụ sở chính ( hay có thể là nơi đặt chi nhánh khi áp dụng nguyên tắc theo sự lựa chọn )
Điểm b Nguyên tắc nơi cư trú của nguyên đơn có sự thỏa thuận
Khi và chỉ khi bị đơn đồng ý thỏa thuận, thể hiện bằng văn bản  trong hợp đồng mà các bên ký kết, hay trong 1 văn bản độc lập bị đơn đồng ý cho phép nguyên đơn khởi kiện tại nơi cư trú của nguyên đơn
Điểm c Nguyên tắc nơi có bất động sản
Gíup cho tòa án giải quyết thuận tiện nhanh chóng vụ án

Chú ý Thực tế áp dụng các nguyên tắc này ( do pháp luật chưa có qui định rõ ràng )
Dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nhưng phải phù hợp với qui định của pháp luật. Ví dụ : các bên thỏa thuận tranh chấp do tòa tối cao giải quyết sơ thẩm là không chấp nhận được.
Nếu có nhiều bất động sản thì thực tế thường chọn 1 trong những tòa án nơi có 1 trong những tài sản có giá trị lớn nhất để giải quyết. Những địa điểm còn lại có thể áp dụng ủy thác tòa án để thu thập chứng cứ, thông tin
Trong vụ án ly hôn thì phải xác định theo nơi cư trú của bị đơn, do mục đích chính là việc ly hôn, giải quyết phân chia bất động sản chỉ là hệ quả của phán quyết ly hôn  không thể xác định theo nơi có bất động sản
Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, cho thuê nhà  thường xác định theo nơi có bất động sản, nhưng thực tế phải căn cứ vào nội dung từng trường hợp cụ thể. Ví dụ : chỉ đòi trả tiền đặt cọc, thời điểm thanh tóan, tiền thuê nhà thì áp dụng nơi cư trú của bị đơn. Còn đòi trả lại nhà, tranh chấp về diện tích đất thì sẽ áp dụng nguyên tắc nơi có bất động sản
Về thừa kế, tuy hình thức chỉ là tranh chấp về quyền thừa kế nhưng do mục tiêu cuối cùng là việc hưởng tài sản  nếu có liên quan đến bất động sản, tòa sẽ ưu tiên áp dụng nguyên tắc nơi có bất động sản

Việc dân sự
Cơ sở pháp lý Khỏan 2 điều 35

II Thẩm quyền theo sự lựa chọn của người khởi kiện và người yêu cầu
Cơ sở pháp lý Điều 36
Khỏan 1 điều 36 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Điểm a Phải không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn
Điểm b Chi nhánh của tổ chức, là nơi phát sinh tranh chấp ( không đương nhiên, mà chỉ là đại diện theo ủy quyền )
Điểm c Bị đơn không có nơi cư trú, trụ sở ở Việt nam
Chú ý Tranh chấp về việc cấp dưỡng thì có thể khởi kiện ở nơi bị đơn cư trú hay nơi nguyên đơn cư trú, làm việc.
Điểm d Theo thứ tự : nơi cư trú, làm việc, trụ sở, nơi xảy ra thiệt hại  có nhiều tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân
Điểm đ Lao động
Điểm e Lao động
Điểm g Nơi thực hiện hợp đồng

Khỏan

https://svlaw.forumvi.com

thanhlovely

thanhlovely
Member
Member

các bạn ơi cho mình hỏi đây là font gì zậy? mìn down zề nhưng hok đọc được. thanks các bạn!

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết